Thế giới

Cuộc chiến Mỹ - Trung: Tập Cận Bình ra tay trước, ủ mưu 'chơi khăm' Joe Biden vì sợ bị trở mặt

Cuộc chiến Mỹ - Trung: Tập Cận Bình ra tay trước, ủ mưu 'chơi khăm' Joe Biden vì sợ bị trở mặt

2020 là năm đánh dấu hình ảnh Trung Quốc trong mắt thế giới bị xấu đi nghiêm trọng. Những lý do lớn nhất giải thích cho điều này là việc gián tiếp "phát tán" đại dịch COVID-19 ra toàn cầu. Ngoài ra, chính sách "chiến lang" khi các nhà ngoại giao nước này không ngần ngại đưa ra những tuyên bố thách thức, ngang ngược hay thậm chí là công kích các nước khác nhằm bảo vệ lợi ích của Trung Quốc cũng khiến cho không ít quốc gia giờ đây coi Đại Lục như "kẻ thù". Nhiều cuộc khảo sát đã được tổ chức cho thấy tại 14 quốc gia phát triển, mức độ ác cảm của công chúng đối với Trung Quốc đang ở ngưỡng cao nhất trong suốt hơn một thập kỷ qua (Nga, Mỹ, Úc, Ấn Độ,...).

Cuộc chiến Mỹ - Trung: Tập Cận Bình ra tay trước, ủ mưu 'chơi khăm' Joe Biden vì sợ bị trở mặt
Nga, Ấn Độ và Trung Quốc sẽ ngồi lại với nhau để cùng lật đổ ngôi vị dẫn đầu thế giới của Mỹ, theo lời tiên tri của bà Vanga.

Dù vậy, với việc là quốc gia đầu tiên phong tỏa được dịch bệnh COVID-19 trong nước và phục hồi kinh tế với tốc độ "tên lửa", đất nước tỷ dân đã mở ra nhiều cơ hội "ngàn năm có một" về cả kinh tế lẫn ngoại giao. Tuyên bố đẩy nhanh quá trình giảm khí thải carbon của nhà lãnh đạo Tập hồi tháng 9 đã nhận được sự tán dương khá lớn từ cộng đồng quốc tế.

Điều này vô tình giúp cho những thỏa thuận đầu tư với châu Âu tưởng chừng đã bị lãng quên sau 7 năm đàm phán liên tiếp không có hiệu quả, giờ đây lại đang có cơ hội thành công lớn hơn bao giờ hết. Đặc biệt là sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020, trong bối cảnh ông Donald Trump liên tục làm mất lòng các đồng minh thuộc EU vì những phát ngôn thiếu kiềm chế của mình. Điều này đã phải khiến cho Tổng thống đắc cử Joe Biden "cuồng cuồng" tìm cách xây dựng lại mối quan hệ với các nước thân cận để lập ra một liên minh nhằm "kìm hãm" Trung Quốc trên mọi mặt trận, đặc biệt là kinh tế.

Cuộc chiến Mỹ - Trung: Tập Cận Bình ra tay trước, ủ mưu 'chơi khăm' Joe Biden vì sợ bị trở mặt
Những "trò lố" của Donald Trump vô tình "giúp" cho thỏa thuận đầu tư giữa Trung Quốc và châu Âu sớm hoàn thành.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có lẽ đã cảm nhận được mối đe dọa trước mắt. Nhiều nguồn tin lớn của Mỹ gần đây đưa tin ông Tập đã liên tục thúc đẩy hoàn tất hiệp ước đầu tư châu Âu, chỉ hai tuần sau khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ kết thúc.

Ngay lập tức, Washington phát đi thông báo "châu Âu nên tham vấn ý kiến chính quyền mới của ông Joe Biden trước khi đưa ra quyết định". Dù vậy, "đòn gió" này của Hoa Kỳ dường như đã không mang lại bất cứ tác dụng gì bởi EU và Trung Quốc đã chính thức đạt được thỏa thuận đầu tư vào ngày 30/12 vừa qua, chỉ ít lâu trước khi năm 2020 khép lại.

Động thái "tiên hạ thủ vi cường" này của ông Tập dự kiến sẽ khiến cho nỗ lực thiết lập mặt trận đồng minh chống Trung Quốc của Mỹ gặp vô vàn khó khăn - tờ NY Times đưa ra nhận xét.

Cuộc chiến Mỹ - Trung: Tập Cận Bình ra tay trước, ủ mưu 'chơi khăm' Joe Biden vì sợ bị trở mặt
Joe Biden đã phải "hy sinh" tình bạn với Tập Cận Bình khi trở thành người đứng đầu nước Mỹ.

Ông Joe Biden ngồi vào chiếc ghế nóng tại Nhà Trắng với nhiệm vụ xây dựng lại lòng tin cũng như uy tín của Hoa Kỳ với châu Âu, sau khi lòng tin này sụp đổ bởi chính sách "nước Mỹ trước tiên" của chính quyền tiền nhiệm Donald Trump.

Tập Cận Bình và Joe Biden được cho là có mối quan hệ vô cùng thân thiết, từ khi đại diện đảng Dân chủ còn làm "Phó tướng" dưới triều đại của cựu Tổng thống Barack Obama. Tuy nhiên sau khi chính thức được công nhận Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ, ông Biden được cho là "buộc" phải gạt đi tình bạn lâu năm với người bạn "cũ" để đặt lợi ích của đất nước lên hàng đầu.

 

Joe Biden 'trở mặt' với Tập Cận Bình, kêu gọi đồng minh liên thủ 'tấn công' Trung Quốc trên mọi mặt?

(Techz.vn) Dù được biết tới như một người có mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc và Tập Cận Bình tuy nhiên sau khi trở thành Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ, ông Joe Biden đang liên tục có những động thái quay lưng với Đại Lục.