Thế giới

Câu chuyện hậu cung thời phong kiến Trung Hoa: Có những triều đại có tới 20.000 phi tần

Câu chuyện hậu cung thời phong kiến Trung Hoa: Có những triều đại có tới 20.000 phi tần

Thời phong kiến Trung Quốc, vua ngoài lo toan việc triều chính còn có một nhiệm vụ vô cùng trọng đại, đó là sinh con trai để nối ngôi. Hầu hết các quân vương để có hậu cung hàng ngàn giai lệ, phân chia thành nhiều cấp bậc: Cao nhất là hoàng hậu, kế đến là hoàng quý phi, hai quý phi, phi tần; Thấp hơn nữa là thê thiếp với số lượng tùy theo từng triều đại. 

Chân dung phi tần thời nhà Thanh

Ví dụ thời nhà Chu, hoàng đế có thể có 9 thượng phi, 27 trung phi và 81 hạ phi nhưng vào thời nhà Hán thì số lượng phi tử, thê thiếp lại không bị giới hạn. Sử sách Trung Quốc thống kê được chỉ tính riêng thời của Hán Hoàn Đế Lưu Chí và Hán Linh Đế Lưu Hoằng thì số lượng phi tần trong hậu cung đã lên tới 20.000 người.

Hậu cung mỗi thời một khác nhưng hầu hết triều đại nào cũng đông phi tử nên những cuộc chiến tranh giành sủng ái, quyền lực giữa các mỹ nhân không còn gì xa lạ. Hoàng hậu là chủ của lục cung, là vị trí ai ai cũng khao khát. Phi tần sinh con cho vua hoặc phi tần được sủng ái cũng có địa vị không hề nhỏ. Ngoài liên kết với thái giám, các phi tử còn liên kết với triều thần để củng cố địa vị, quyền lực trong hậu cung. Không thiếu những phi tử từ thân phận thấp kém lại có thể trở thành hoàng hậu, như Võ Mỵ Nương là một ví dụ. có nhiều lời đồn cho rằng Võ Mỵ Nương sẵn sàng bóp chết đứa con gái của bà với hoàng đế Đường Cao Tông Lý Trị để đổ lỗi cho hoàng hậu Vương Thị. Vương hậu năm 655 đã bị phế truất và đem biệt giam, còn Võ Mỵ Nương 7 ngày sau được tấn phong làm hoàng hậu. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp phi tử dùng mưu hèn kế bẩn để tranh sủng, sẵn sàng hại cả hoàng tử chỉ vì muốn trèo cao. Sau khi bị phát hiện, không chỉ bản thân họ mà cả họ hàng, dòng tộc cũng bị liên lụy theo. 

Phi tần nếu không cao tay sẽ dễ bị chết oan trong các cuộc chiến tranh giành quyền lực chốn hậu cung

Các phi tử, thê thiếp của hoàng thượng đắc sủng thì được nâng niu, kẻ hầu người hạ, thất sủng thì bị khinh thường, miệt thị, gây khó dễ. Nhiều phi tần thậm chí còn trẻ đã bị buộc phải tuẫn táng theo hoàng đế qua đời. Nhìn chung cuộc đời của những người phụ nữ trong hậu cung không mấy ai là có được cái kết viên mãn, sẽ luôn có những trắc trở, khó khăn đằng sau sự hoa lệ của cung điện.

 

Nữ thần đồng đạt điểm tuyệt đối tại Đại học số 1 châu Á khi chỉ mới 14 tuổi và cuộc sống xa xứ

Đạt điểm tuyệt đối tại Đại học Thanh Hoa khi chỉ mới 14 tuổi, Bích Ngọc khiến nhiều người ngỡ ngàng.