Đời sống

Bất ngờ những hình phạt gian lận thi cử thời xưa: Nhẹ thì truy tội, nặng thì gông cùm, đánh 100 roi

Bất ngờ những hình phạt gian lận thi cử thời xưa: Nhẹ thì truy tội, nặng thì gông cùm, đánh 100 roi

Triều đại phong kiến Việt Nam coi trọng việc học hành, thi cử để tìm kiếm nhân tài phục vụ cho đất nước. Chính vì vậy, gian lận thi cử là một hành vi bị nghiêm cấm và xử phạt rất nặng.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1070, vua Lý Nhân Tông cho thành lập Văn Miếu, một năm sau cho lập Quốc Tử Giám (trường học đầu tiên của quốc gia). Tiếp đó, năm 1075, vua Lý Nhân Tông cho tổ chức kỳ thi tuyển chọn người tài đầu tiên, được gọi là Minh kinh bác học. Kể từ đây, nền khoa cử Việt Nam chính thức ra đời.

Sau này, mỗi triều đại phong kiến đều có những cải cách về nền giáo dục và thi cử. Tuy nhiên, điểm chung là dù bất cứ triều đại nào, việc giáo dục và thi cử dưới thời phong kiến vẫn luôn tồn tại những quy định hết sức ngặt nghèo, bắt buộc học sinh phải vượt qua.

Gian-lan-thi-cu-thoi-phong-kien-Gong-co-mot-thang-danh-100-roi-76-1533634717-width626height350

Trường thi ở Nam Định năm 1912.

Theo sách Đại Nam Hội điển sự lệ, triều Nguyễn quy định, thí sinh không được mang tài liệu vào trường thi, không được nói chuyện ồn ào, lộn xộn, phải đóng dấu “nhật trung” (dấu xác định bài thi được làm tại trường thi), cấm ngồi không đúng chỗ quy định, tự ý vứt bỏ hoặc sửa chữa bảng tên, cấm kê khai gian lận tên tuổi, cấm nộp bài trễ hạn. Nếu vi phạm, sĩ tử sẽ bị phạt rất nặng.

Ngoài ra, những người cố định vi phạm những quy định đã đưa ra sẽ bị phạt rất nặng. Theo đó, người bị phát hiện mang tài liệu vào phòng thi sẽ bị gông (cùm) một tháng, sau đó bị đánh 100 roi. Nói chuyện ồn ào, cả thí sinh lẫn các vị quan đốc học, giáo thụ và huấn đạo ở địa phương có thí sinh vi phạm đều bị truy tội.

e897db73-83bb-400f-b3b4-42ca72915e70

Lễ xướng danh ở trường thi.

Thêm vào đó, các thí sinh trước khi đi thi sẽ phải xét lý lịch. Những người đang chịu tang cha mẹ, ông bà nội mà phải lo việc thờ phụng sẽ không được tham gia kỳ thi. Những người bất hiếu, không hòa thuận với anh em, tàn bạo… cũng không được thi.

Những người thân thuộc với kẻ phạm tội đã bị chém, giảo (thắt cổ), đi đày, sung quân (dù đã được tha về)... cũng không được thi.

Nếu là kẻ tòng phạm theo giặc nhưng không có chức tước, hoặc nhỏ thì con cháu không được đi thi. Nếu đã ra đầu thú, lập công được giảm án, cháu được đi thi. Nếu là kẻ tòng phạm nhưng bị giặc ức hiếp phải theo chẳng có chức tước gì thì con không được đi thi nhưng cháu trở xuống đều được đi thi.

Ngoài ra, phụ nữ cũng bị cấm không được đi thi. Chính vì vậy, trong thời kì phong kiến Việt Nam chỉ có duy nhất 1 tiến sĩ nữ là Nguyễn Thị Duệ, bà đã cải trang làm nam giới, đi thi và đỗ tiến sĩ vào thời nhà Mạc.

 

Danh tính người tiên phong đưa nhiếp ảnh về Việt Nam: Tiến sĩ khai trương hiệu ảnh đầu tiên ở Hà Nội

30 năm sau khi nhiếp ảnh thế giới ra đời, hiệu ảnh đầu tiên tại Việt Nam đã ra đời do 1 tiến sĩ tiên phong đưa về từ nước ngoài. Ông được coi là 'ông tổ' nghề nhiếp ảnh ở Việt Nam.