Khám phá mới

Giải mã lý do máu người chuyển từ màu đỏ sang xanh khi xuống đến đại dương sâu thẳm

Giải mã lý do máu người chuyển từ màu đỏ sang xanh khi xuống đến đại dương sâu thẳm

Bình thường máu người sẽ có máu đỏ, nhưng tại sao khi xuống đến 1 độ sâu nhất định của đại dương máu người lại chuyển sang màu xanh lục. Lý do thực sự gây bất ngờ.

Máu người vốn dĩ có màu đỏ nhưng trong 1 số trường hợp nhất định như dưới sâu thẳm của đại dương máu người sẽ nhìn có màu xanh lục.

Để lý giải điều này, ta cần hiểu về cách thức hoạt động của ánh sáng và nước. Khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống đại dương, các bước sóng ngắn như xanh lam và tím sẽ được hấp thụ nhiều hơn so với các bước sóng dài như đỏ và cam.

photo-1713844601545-17138446019001887544456-1713862770.jpg
 

Càng xuống sâu, ánh sáng càng bị hấp thụ, khiến cho môi trường xung quanh chìm trong sắc xanh thẳm. Do đó, khi con người ở độ sâu này, mắt ta sẽ chỉ nhận biết được ánh sáng xanh lam, từ đó "nhìn thấy" mọi thứ có màu xanh lam, bao gồm cả máu người.

Máu người vốn dĩ có màu đỏ do hemoglobin - một protein trong tế bào hồng cầu - liên kết với oxy. Hemoglobin có khả năng hấp thụ ánh sáng xanh lục và phản chiếu ánh sáng đỏ, tạo nên màu đỏ đặc trưng của máu.

Tuy nhiên, ở môi trường đại dương sâu thẳm, do ánh sáng đỏ bị hấp thụ hoàn toàn, phần ánh sáng xanh lục phản chiếu từ hemoglobin sẽ là duy nhất mà mắt người có thể thu nhận được. Do vậy, máu người sẽ "nhìn" có màu xanh lục thay vì màu đỏ vốn có.

mauxanh-1376453149-1713862765.jpg
 

Cũng bởi vì ánh sáng đỏ được nước hấp thụ rất tốt nên rất nhiều loài cá sống ở độ sâu thường có màu đỏ. Ở độ sâu, những loài động vật này không thể nhìn thấy được.

Trong khi các động vật màu đen hấp thụ tất cả các màu ánh sáng có sẵn và các động vật màu đỏ cũng có màu đen vì không có ánh sáng đỏ để phản chiếu và cơ thể chúng hấp thụ tất cả các bước sóng ánh sáng sẵn có khác. Vì vậy, trong đại dương sâu, động vật màu đỏ và đen chiếm phần lớn.