Đời sống

Những khoáng thạch quý hiếm hơn kim cương: Trữ lượng chưa tới 1 viên đường và dễ tan biến

Những khoáng thạch quý hiếm hơn kim cương: Trữ lượng chưa tới 1 viên đường và dễ tan biến

Các nhà nghiên cứu khoa học  Robert Hazen ở Viện Carnegie tại Washington và Jesse Ausubel ở Đại học Rockefeller đã phân loại hơn 2500 loại khoáng thạch quý hiếm trên Trái Đất. Mỗi loại khoáng thạch đều được thu thập ở những quốc gia khác nhau và có nhiều loại có trữ lượng chưa tưới 1 hạt đường.

"Nếu bạn muốn tặng vị hôn thê một chiếc nhẫn thực sự quý hiếm, đừng chọn kim cương. Hãy tặng cô ấy đá Sardinian ichnusaite", Hazen nói.

Ichnusaite là một loại khoáng thạch có ánh ngọc trai và không màu, cực gòn và được phát hiện trên đảo Sardinia ở Italy năm 2013. Loại khoáng thạch này được xếp vào hàng cực kỳ quý hiếm khi chỉ có một mẫu vật duy nhất được tìm thấy. 

Một loại khoáng thạch khác có độ hiếm không kém đó chính là cobaltomenite được tìm thấy ở 4 nơi gồm bang Utah của Mỹ, Argentina, Bolivia và Congo. Chúng có màu hồng đỏ và có trữ lượng trong lòng đất chỉ đông vừa một chiếc ly nhỏ.

"2.550 loại khoáng thạch này hiếm hơn nhiều so với những viên kim cương và đá quý đắt giá thường được dùng làm biểu tượng tình yêu. Một số có xu hướng tan chảy, bốc hơi hoặc hút nước. Một vài loại dần dần phân hủy khi tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời", những tác giả nghiên cứu khoáng thạch cho hay.

Trong số 5000 khoáng thạch được ghi nhận trên Trái Đất, có chưa đến 100 loại chiếm 99% lớp vỏ hành tinh. Những loại hiếm thường rất khó nhận ra và tìm thấy và nó ẩn sâu trong lớp vỏ của Trái Đất.

Những nhà khoa học phân loại khoáng thạch dựa trên đặc điểm riêng biệt của từng loại và mức độ quý hiếm trong thành phần. Thời gian tồn tại của các khoáng thạch và địa điểm nơi chúng được tìm thấy cũng là một yếu tố.

Theo Hazen, một ví dụ hoàn hảo về độ quý hiếm là fingerite, chỉ tồn tại gần đỉnh núi lửa Izalco ở El Salvador. "Khoáng thạch này bao gồm những nguyên tố hiếm. Vanadi và đồng phải cùng tồn tại và kết hợp dưới những điều kiện vô cùng hạn chế. Nếu thay đổi lượng nhỏ tỷ lệ đồng và vanadi, bạn sẽ có một khoáng thạch hoàn toàn khác biệt. Và mỗi khi trời mưa, fingerite sẽ bị rửa trôi", Hazen nhấn mạnh.

Theo các nhà khoa học còn rất nhiều khoáng thạch mà con người chưa biết tới và chưa thể nghiên cứu hết. Độ hiếm có của chúng cũng khiến cho việc tìm kiếm khoáng thạch gặp nhiều khó khăn.

 

Truyền thuyết về cây cầu vượt biển có từ 1 triệu năm trước, được xây dựng bởi ‘đội quân khỉ’?

Cây cầu như một biểu tượng từ xa xưa và được người dân Ấn Độ tôn trọng cũng như sự quan tâm đặc biệt.