Khám phá mới

3 từ tiếng Việt dễ sai chính tả nhất, số 1 nhiều người không biết, ‘thánh soi’ cũng 'bó tay'

3 từ tiếng Việt dễ sai chính tả nhất, số 1 nhiều người không biết, ‘thánh soi’ cũng 'bó tay'

“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” quả thật không hề sai. Học tiếng Việt chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Ngay cả người bản địa vẫn thường xuyên sai phát âm, ngữ pháp, thiếu này hụt kia. Có bao giờ bạn thắc mắc, đâu là từ tiếng Việt thường sai chính tả nhất hay không?

Đầu tiên, có thể bạn sẽ không ngờ đến, nhưng từ bị sai nhiều nhất trong tiếng Việt chính là từ “năm”. Khi đếm số, “năm” đứng 1 mình, ở hàng đơn vị hoặc đứng trước các số khác vẫn sẽ đọc và viết là “năm”. Ví dụ như: 5, 51, 500, 5000…

chinh-ta-1

Nhưng khi “năm” đứng ở vị trí hàng chục, nó sẽ được đọc và viết là “lăm” (có vùng sẽ đọc thành “nhăm”).. Nếu cố chấp đọc thành “năm”, bạn sẽ gây hiểu nhầm tai hại. Chẳng hạn: 75 hay 7 năm?

Thứ hai chính là từ “bánh giầy”. Đây là từ bị viết sai nhiều nhất. Trong tiếng Việt cổ, loại bánh này được gọi là “bánh chì”. Càng về sau này, âm “ch” được biến tấu đọc thành âm “gi”, âm “i” lại biến thành “ây”. Thế nên mới thành cách viết sai như ngày nay: bánh dầy, bánh dày. Nhiều người cũng vì hiểu sai, nghĩ loại bánh này được phân biệt theo mức độ dày, mỏng nên viết như vậy. Thực tế, chỉ có cách viết “bánh giầy” mới đúng chính tả.

chinh-ta-2

Thứ ba là từ “ma trơi”. Đa phần người miền Bắc vẫn thường phát âm nhầm từ này thành “ma chơi” vì hiểu nhầm nghĩa từ “trơi” là “chơi” (chơi bời, đùa giỡn). Thực tế, “trơi” ở đây có nghĩa là dối, qua loa, không thật. Ví dụ như “Làm trơi lắm”.

chinh-ta-3

Chỉ mới 3 trường hợp trên thôi đã đủ thấy tiếng Việt khó nhằn như thế nào. Chưa kể tiếng Việt còn có hàng tá những từ đồng âm khác nghĩa, dễ nhầm lẫn trong phát âm... Lời khuyên cho những người bạn ngoại quốc muốn nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt thật chính xác là phải sử dụng các kỹ năng này thật nhiều. So với việc vùi đầu vào học lý thuyết, thời gian dành ra để giao tiếp với người bản địa sẽ mang đến những bài học bổ ích không kém, lại dễ tiếp thu hơn.

 

Nguồn gốc sâu xa của từ ‘Alo’, lý do thú vị khiến người Việt Nam luôn ‘Alo’ khi nghe điện thoại

Đa số người Việt Nam khi nghe máy hay gọi một ai đó đều sẽ nói từ “Alo” đầu tiên. Có bao giờ bạn thắc mắc từ này có nguồn gốc từ đâu và mang ý nghĩa gì không?