Đời sống

Việt Nam sở hữu loại động vật quý hiếm thuộc Sách đỏ, là kẻ thù không đội trời chung với hổ

Việt Nam sở hữu loại động vật quý hiếm thuộc Sách đỏ, là kẻ thù không đội trời chung với hổ

Trong thế giới động vật, đặc biệt là những loài ăn thịt, hổ được xem là chúa tể sơn lâm vì sức mạnh khủng khiếp và sự nhanh nhẹn. Thế nhưng, đến cả chúa tể sơn lâm cũng từng bị một con vật bé nhỏ hơn mình nhiều lần hạ gục tức tưởi. Loài vật đó thoạt nhìn giống cáo, nhưng thực chất là một con chó. Chúng được gọi là chó hoang châu Á, chó hoang Ấn Độ, tên khoa học là Dhole (Cuon alpinus).

cho-hoang-chau-a-4

Trong số những kẻ săn mồi đáng gờm, chó hoang châu Á giữ vị trí độc nhất. Chúng sống theo bầy đàn và sẽ săn mồi theo bầy đàn. Có ghi nhận cho thấy chó hoang châu Á từng gi.ết ch.ết cả báo hoa mai và hổ, thậm chí còn tấn công được cả gấu đen châu Á.

cho-hoang-chau-a-5

Điều khiến bạn bất ngờ hơn là chó hoang châu Á chỉ nặng khoảng 20kg, thấp bé nhẹ cân hơn hổ, báo hay gấu rất nhiều. Được biết loài chó hoang dã này có thể hạ gục con mồi nặng gấp 50 lần chúng. Để chinh phạt được con mồi, chúng phải nhờ phương pháp săn mồi tàn độc của mình. Khả năng nhảy xa đến hơn 2 mét cũng là điểm mạnh của chó hoang châu Á. Đáng chú ý nhất là hàm răng chắc khỏe, sắc hơn dao cạo, có thể xé đứt da trâu, da bò.

cho-hoang-chau-a-6

cho-hoang-chau-a-7

Trong một đàn chó hoang châu Á, con cái hay con đực đều được phân nhiệm vụ ngang nhau. Cả bầy sẽ phối hợp cùng đi săn khi hoàng hôn xuống. Tiếng huýt sáo trở thành tín hiệu liên lạc, hướng dẫn các thành viên trong bầy. Khi săn được mồi, chó hoang châu Á sẽ nhường cho con non trong đàn ăn trước.

cho-hoang-chau-a-1

Dù hung hãn, dữ tợn nhưng chó hoang châu Á lại không tấn công con người mà thường tìm cách tránh né. Tuy nhiên, chúng lại là kẻ thù không đội trời chung với hổ vì có chung con mồi là hươu, nai, lợn rừng, gia súc, vật nuôi…

cho-hoang-chau-a-2

Sói hoang từng có mặt ở nhiều nơi, phổ biến là Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á… Tuy nhiên, hiện tại số lượng loài này đã giảm đi đáng kể. Ở Việt Nam, nó nằm trong Sách đỏ. Trong khi đó Sách đỏ Thế giới IUCN liệt chó hoang châu Á là loài có nguy cơ tuyệt chủng, số lượng toàn cầu ước tính chỉ hơn 2.000 con trưởng thành.

 

Vì sao con người chọn thuần hóa chó đầu tiên dù từng là kẻ thù không đội trời chung với nhau?

Có thể bạn không biết, trước khi là vật nuôi, chó từng là kẻ thù tranh giành thức ăn với con người. Tại sao chúng ta lại lựa chọn chúng để thuần hóa đầu tiên?