Giải trí

Nam ca sĩ Việt Nam hiếm hoi có học hàm giáo sư, đào tạo ra toàn NSND, từng làm đến chức Thứ trưởng

Nam ca sĩ Việt Nam hiếm hoi có học hàm giáo sư, đào tạo ra toàn NSND, từng làm đến chức Thứ trưởng

NSND Nguyễn Trung Kiên (1939 - 2021) là con trai của nhà cách mạng Nguyễn Danh Đới. Trong giới nghệ sĩ Việt Nam từ xưa đến nay, ông là ca sĩ hiếm hoi được Nhà nước trao tặng học hàm giáo sư, từng giữ chức vụ cao nhất là Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin, phụ trách mảng Văn hóa - Nghệ thuật đến năm 2001 mới nghỉ hưu.

NSND Trung Kiên

Sinh ra tại Kiến Xương, Thái Bình nhưng gia đình ông chuyển tới Hà Nội sinh sống vào năm 1940 nên hầu như thời niên thiếu của ông gắn liền với mảnh đất thủ đô. Dù lớn lên trong thời kì bom đạn, đất nước khó khăn đủ đường nhưng NSND Trung Kiên lại may mắn được tạo điều kiện phát triển đam mê âm nhạc của mình. Bộc lộ tài năng từ nhỏ, ông sớm được tham gia vào các dàn đồng ca lớn như Tuổi xanh, Rạng đông của Sở Văn hóa và Thành đoàn Hà Nội. Sau này khi học hết lớp 10, ông trở thành sinh viên của một trong những khóa đầu tiên tại Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). 

trungkien3
Người vợ đầu của NSND Trung Kiên là nghệ sinh Thanh Nga, cũng là mẹ ruột của nhạc sĩ Quốc Trung
trungkien2
NSND Trung Kiên chụp cùng người vợ thứ 2 là NSND Thu Hà và cháu nội Thiện Thanh 

Vừa có tài năng lại vừa được đào tạo bài bản, NSND Trung Kiên đã có thể phát huy và mở rộng được quãng giọng bẩm sinh của một tenor 2 khi bước sang năm 3 tại Nhạc viện, đồng thời tích lũy được cơ số kiến thức chuyên sâu về thanh nhạc cũng như các trường phái âm nhạc trên thế giới. Có thể nói, trong ba năm học tại Nhạc viện đã giúp ông tích lũy được lượng kiến thức chuyên sâu, học thuật khá lớn. Năm 1962, anh sinh viên năm 3 có thành tích xuất sắc đã được cử đi học tại Liên Xô - một trong những cái nôi đào tạo thanh nhạc cổ điển của thế giới. Nhờ vậy mà ông đã hoàn thiện cách hát nhạc cổ điển sao cho đúng chuẩn từ cách dựng âm, đóng tiếng, cộng minh tới nhả chữ, giữ cột hơi… và đạt học vị tiến sĩ ở Liên Xô. Sau khi về nước, NSND Trung Kiên không quản nguy hiểm gia nhập đoàn văn công, đi biểu diễn ở khắp các chiến trường vừa để nâng cao đời sống tinh thần của bộ đội, thanh niên xung phong lại vừa rèn luyện giọng hát cho khỏe khoắn, nội lực hơn.

Năm 1970, NSND Trung Kiên hoàn thành nghiên cứu sinh rồi trở thành diễn viên của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, vừa đi biểu diễn, vừa tham gia công tác giảng dạy. Tháng 4/1975, ông về làm việc tại Đài tiếng nói Việt Nam và thu âm bài hát mừng chiến thắng với nghệ sĩ Quý Dương. Nhiều năm nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo ra không ít lớp nghệ sĩ tài năng, ông được Nhà nước trao tặng học hàm Giáo sư - điều mà rất ít ca sĩ có thể làm được. Gai đoạn 1992 - 2001, ông đảm nhận chức vụ Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, phụ trách mảng Văn hóa - Nghệ thuật. Cũng trong năm ông nghỉ huy, Nhà nước đã trao tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân cho ông. 

NSND Trung Kiên được ngợi ca là người thầy vĩ đại, là thầy của những người thầy khi truyền tải hết những kiến thức uyên bác và đào tạo ra thế hệ vàng của nền thanh nhạc Việt Nam. Một số học trò nổi bật của ông có thể kể đến: cố NSND Lê Dung, NSND Quang Thọ, NSND Thu Hiền…

 

Ngôi chùa hơn 400 tuổi bên bờ sông Hương từng là bảo vật trấn giữ long mạch các đời vua, chúa Nguyễn

Ngày nay nơi đây được xem là chốn linh thiêng mà bất cứ du khách nào vãn cảnh sông Hương đều muốn ghé thăm, khấn cúng.