Đời sống

Chu Nguyên Chương trở thành khai quốc Hoàng đế của nhà Minh nhờ vào bánh trung thu như thế nào?

Chu Nguyên Chương trở thành khai quốc Hoàng đế của nhà Minh nhờ vào bánh trung thu như thế nào?

Mỗi ngày lễ quan trọng trong năm của người Trung Quốc sẽ luôn gắn liền với một loại bánh đặc sản. Ví dụ như Tết Đoan ngọ ăn bánh ú, Tết Nguyên tiêu ăn trôi nước,... và tất nhiên, mỗi dịp Tết Trung thu thì bánh trung thu là món điểm tâm không thể thiếu của mỗi gia đình. Vậy loại bánh đặc biệt này có nguồn gốc ra sao ở đất nước tỷ dân?

"Tổ tiên" của bánh trung thu chính là bánh thái sư

Sử sách có ghi lại rằng, vào thời nhà Thương và nhà Chu, bánh trung thu đã xuất hiện ở vùng Giang Chiết (Giang Tô và Chiết Giang) với tên gọi “bánh thái sư” (thái sư bính). Loại bánh này có viền mỏng, nhân dày, người dân khi đó làm ra để tưởng nhớ Thái sư Văn Trọng - công thần thời Trụ Vương). Đây được xem là “tổ tiên” của bánh Trung thu. Sau này, bánh thái sư được đại thần Trương Khiên của nhà Hán khi đi sứ Tây Vực đã giới thiệu thêm hạt vừng, quả óc chó và một số nguyên liệu phụ và gọi với cái tên mới là “bánh hồ” (hồ bính).

Tên gọi phổ biến nhất của bánh trung thu là do Dương quý phi của Đường Thái Tông Lý Thế Dân đặt

Đến thời Đường, Dương Quý phi khi vừa ngắm trăng vừa ăn bánh hồ với Đường Thái Tông Lý Thế Dân đã gọi bánh hồ là "bánh mặt trăng" (nguyệt bính), cái tên này cũng nhanh chóng lan truyền trong dân gian và trở thành cách gọi bánh Trung thu phổ biến nhất của người Trung Quốc hiện nay. 

Thời đại bánh trung thu trở nên phổ biến nhất chính là vào thời Chu Nguyên Chương. Thời điểm đó, sự cai trị hà khắc của nhà Nguyên khiến dân chúng phẫn uất, oán hận.  Chu Nguyên Chương khi đó đang tập hợp quân lính khởi nghĩa thì gặp khó khăn vì triều đình khám xét vô cùng nghiêm ngặt, khó có thể truyền được tin tức. Quân sư Lưu Bá Ôn đã nảy ra kế sách nhét mẩu giấy ghi "Khởi nghĩa đêm 15 tháng 8" vào bánh trung thu để bí mật truyền tin cho quân khởi nghĩa khắp nơi. Nhờ vậy mà các nghĩa quân có thể tập hợp lại đúng ngày để công phá đại đô của nhà Nguyên. 

Ảnh minh họa

Sự thành công của kế sách đã khiến Chu Nguyên Chương vui mừng khôn siết, lập tức truyền khẩu dụ rằng Trung thu sắp tới sẽ dùng những chiếc “nguyệt bính” bí mật truyền tin năm xưa thưởng cho các quan đại thần. Khi thành công lật đổ nhà Nguyên, trở thành khai quốc Hoàng đế của nhà Minh, Chu Nguyên Chương càng để ý phong tục ăn “nguyệt bính” hơn khi Trung thu mỗi năm đều bạn cho quân dân loại bánh này.

 

Vi phạm vì biển báo giao thông bị khuất, lái xe cần nằm lòng các bước sau nếu bị CSGT lập biên bản

Người người dân thường 'kêu oan' rằng vi phạm an toàn giao thông vì biển báo khuất, nếu biển báo thực sự khuất thì chiếu theo quy định pháp luật có bị phạt không?