Thế giới

Lý do khiến xác tàu Titanic nằm mãi dưới biển sâu, không được trục vớt lên bờ

Lý do khiến xác tàu Titanic nằm mãi dưới biển sâu, không được trục vớt lên bờ

Hơn 100 năm kể từ ngày tàu Titanic đâm vào tảng băng và chìm xuống, cho đến nay xác tàu vẫn nằm im dưới đáy biển. Dù có những tour tham quan xác tàu với chi phí hàng tỷ đồng những việc trục vớt xác tàu lại là điều quá xa vời dù công nghệ hiện tại hoàn toàn đủ khả năng làm được. Vì sao lại thế?

tau2-1687873413.jpg
 

Lý do đầu tiên được đưa đó là xác tàu Titanic được xem như nghĩa địa lớn khi có khoảng 1.500 người đã thiệt mạng kho tàu chùm. Chỉ có 300 thi thể được vớt lên, một số khác thì bị cuốn xa vì mặc áo phao, số còn lại nằm lại vĩnh viễn trên tàu. Do đó, chính phủ Mỹ và Anh thỏa thuận coi xác tàu như khu tưởng niệm và nó sẽ được bảo tồn thay vì trục vớt. 

Lý do thứ hai khiến quá trình trục vớt không thể xảy ra chính là việc xác con tàu này đang phân hủy nghiêm trọng. Được biết con tàu này được đóng từ hàng nghìn tấm thép dày 2,5 cm với hai triệu đinh tán bằng thép và sắt non. Sau khi chìm, con tàu đã bị một loài khuẩn có tên Halomonas titanicae (đặt tên theo tàu Titanic) hoạt động cộng sinh để ăn sắt và lưu huỳnh, tạo ra rusticle có cấu trúc giống thạch nhũ bao phủ xác tàu trong quá trình nó tiêu hóa sắt. Vì sự phân hủy này kèm theo quá trình ăn mòn do muối và dòng hải lưu nên rất khó để đưa được con tàu lên mặt đất nguyên vẹn. Chưa kể các nhà khoa học còn dự đoán tàu sẽ biến mất hoàn toàn vào năm 2030, hiện tại rất nhiều bộ phận của con tàu đã biến mất. 

tau3-1687873413.jpg
 

Lý do thứ 3 cũng là lý do quyết định khiến xác tài Titanic buộc phải nằm mãi dưới đáy biển chính là chi phí cho việc trục vớt quá lớn. Vào năm 1914, kỹ sư Charles Smith từng lên kế hoạch có chi phí 1,5 triệu USD (tương đương 45 triệu USD hiện tại), sử dụng dây cáp điện từ gắn vào thân tàu và chậm rãi nâng lên bằng động cơ hơi nước và tời kéo. Tuy nhiên tới nay, con số đã nhân lên gấp nhiều lần.

 

Giải pháp nào cho nhu cầu sạc xe máy điện của người dùng Việt Nam

Xây dựng hệ thống trạm sạc, hệ thống đổi pin hay cải thiện tốc độ sạc của sản phẩm là những giải pháp từ các thương hiệu xe điện đối với nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam.