Khám phá mới

Quy chế cực kỳ nghiệm ngặt khi đặt tên đường phố ở Việt Nam và những nguyên tắc tối kị

Quy chế cực kỳ nghiệm ngặt khi đặt tên đường phố ở Việt Nam và những nguyên tắc tối kị

Tên đường ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Theo Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 91/2005/NĐ-CP thì tên đường phố có thể là một trong các lựa chọn sau:

- Tên địa danh nổi tiếng, có ý nghĩa và có giá trị tiêu biểu về lịch sử - văn hoá của đất nước hoặc địa phương; địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân; tên địa phương kết nghĩa hoặc có mối quan hệ đặc biệt.

- Danh từ có ý nghĩa tiêu biểu về chính trị, văn hoá, xã hội.

- Tên di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh có giá trị tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương và đã được xếp hạng theo quy định của Luật Di sản văn hoá.

- Tên phong trào cách mạng, sự kiện lịch sử, chiến thắng chống xâm lược có giá trị tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương.

- Tên danh nhân bao gồm cả danh nhân nước ngoài. Danh nhân đó phải là người nổi tiếng, có đức, có tài, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như của địa phương hoặc có đóng góp đặc biệt cho đất nước, có công lớn trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc, được nhân dân suy tôn và thừa nhận.  

Trong đó, riêng với nhân vật lịch sử, những nhân vật có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng.

Tất cả các đường, phố và công trình công cộng trong thành phố, thị xã, thị trấn được xây dựng theo quy hoạch đô thị, được sử dụng ổn định thì được xem xét để đặt tên. Quy định này được cụ thể hóa tại Điều 4 Nghị định Số 91/2005/NĐ-CP.

pho-dac-biet-o-ha-noi-1

pho-dac-biet-o-ha-noi-5

ten-duong-o-sai-gon-3

Đầu tiên là về đặt tên cho các đô thị đặc biệt.

Các đô thị đặc biệt ở Việt Nam là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… Những đô thị này sẽ được chọn tên dựa trên địa danh, danh nhân tiêu biển, sự kiện lịch sử trọng đại trong nước hoặc thế giới trong các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa… Yêu cầu là danh nhân, địa danh, sự kiện đó phải thật sự tiêu biểu, nổi bật.

Điều này quy định rõ ở Điều 7 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP.

dat-ten-duong-pho-o-viet-nam-1

Thứ hai là đặt tên cho các đô thị khác.

Các đô thị loại 1, loại 2, loại 3 sẽ được đặt tên dựa trên các địa danh, danh nhân tiêu biểu, các sự kiện lịch sử liên quan đến địa phương đó. Tên được đặt phải phù hợp với loại đô thị.

Điều này quy định cụ thể tại Điều 8, 9 Nghị định Số 91/2005/NĐ-CP.

dat-ten-duong-pho-o-viet-nam-2

Thứ ba, đặt, đổi tên đường phố.

Tên đường phố sẽ do hội đồng tư vấn đặt tên. Ngoài ra cần phải có sự đồng ý của Đảng bộ, chi bộ đảng, mặt trận tổ quốc. Khi nhận được ý kiến về việc đặt tên đường phố, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định xem có thông qua đề nghị đặt tên đó hay không. Trong khi đó, việc đổi tên đường phố sẽ phức tạp hơn khi cần được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đồng ý.

Việc đổi tên phải đảm bảo được nguyên tắc sau:

Không đổi tên đường; phố và công trình công cộng đã có tên gọi quen thuộc; đã gắn bó với lịch sử – văn hoá của dân tộc; của địa phương và đã ăn sâu vào trong tiềm thức, tình cảm của nhân dân qua nhiều thế hệ.Trường hợp đường; phố và công trình công cộng đã đặt tên mà xét thấy không có ý nghĩa lịch sử – văn hoá; không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc; không phải là nhân vật tiêu biểu của đất nước hoặc của địa phương, gây ảnh hưởng; tác động xấu trong xã hội thì phải đổi tên, nhưng cần xem xét thận trọng.

Điều 5 Nghị định Số 91/2005/NĐ-CP đã quy định rõ về chuyện này.

dat-ten-duong-pho-o-viet-nam-3 

 

Con đường có tên ngắn nhất Việt Nam, chỉ vỏn vẹn 3 ký tự, nhiều người còn chưa từng nghe qua

Tên đường ở Việt Nam rất đa dạng, được đặt theo tên người, số, sự vật, đặc tính sinh hoạt… Vậy đâu là con đường có tên ngắn nhất?