Đời sống

Câu chuyện kỳ bí về ‘báu vật’ trăm năm được vớt từ đáy sông Tiền: Chạm trổ thành 12 linh vật 'khủng'

Câu chuyện kỳ bí về ‘báu vật’ trăm năm được vớt từ đáy sông Tiền: Chạm trổ thành 12 linh vật 'khủng'

Anh Nguyễn Văn Nghỉ (43 tuổi, ngụ huyện chợ mới, An Giang) là chủ nhân của bộ sưu tập linh vật được làm từ gỗ lũa “khủng” nhất miền Tây. Anh nổi tiếng là người đã biến những gốc lũa đen sì, xấu xí trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị ở An Giang.

Chia sẻ về cơ duyên có những gốc lũa này, anh Nghỉ cho biết: Năm 2016, anh đã mua được 1 khúc gỗ lũa đẹp mắt từ người dân địa phương đi cào cá vớt được. Gốc gỗ lũa anh Nghỉ mua được nhiều người phỏng đoán là đã nằm dưới lòng sông cả trăm năm.

06_625fd4aad20d4beb8aebc52fbfde8801_1024x1024 (1)

Cứ như vậy sưu tầm dần, hiện nay anh Nghỉ đã sở hữu 3.000m3 gỗ lũa. Trong số đó, anh chọn những gốc gỗ đẹp, ưng ý nhất sau đó thuê thợ từ Huế, Nam Định vào điêu khắc thành gần 40 tác phẩm nghệ thuật như bộ 12 con giáp, tượng Phật, hòn non bộ, căn nhà bằng gỗ lũa, bộ bàn ghế…đặc biệt, bộ 12 linh vật bằng gỗ lũa của anh Nghỉ được nhiều người chú ý hơn cả. Mỗi con vật được làm bằng gỗ lũa nguyên khối, tùy từng khối gỗ mà có màu sắc và kích thước không giống nhau. Tìm được những khúc gỗ lũa đẹp đã khó, bộ sưu tập linh vật của anh Nghị được làm hoàn toàn bằng gỗ nguyên khối thì quả thật là hiếm.

74

75

78

35

71

72

73

Theo anh Nghỉ, để tạc những tác phẩm từ gỗ lũa phải tốn rất nhiều thời gian và công sức do gỗ trầm tích dưới đáy sông hàng trăm năm nên cứng như sắt, đá. “Gỗ lũa đa phần là những cây đại thụ, tuổi đời vài trăm năm. Do nhiều tác động khác nhau, cây lại bị chôn vùi dưới lòng sông hàng trăm năm khiến phần thân gỗ bị rã, chỉ còn lại phần lõi cây bền và cứng. Cho nên, gỗ lũa nguyên khối lớn rất hiếm và hầu như không xác định được là loại cây gì”, anh Nghỉ nói.

2

Bộ sưu tập gỗ lũa của anh Nghỉ cũng đã thu hút rất nhiều người yêu gỗ đến tham thú, tuy nhiên người đàn ông này vẫn nhất quyết không bán, để làm “của để dành”. Ước tính giá trị của bộ sưu tập hơn 40 tác phẩm nghệ thuật của anh Nghỉ lên đến hàng chục tỷ đồng thậm chí cả 100 tỷ.

 

Người nông dân đào trúng cây gỗ quý 4.000 tuổi: Có giá 330 tỷ, được mệnh danh ‘đông phương thần mộc’

Đây là 1 trong những loại gỗ quý hiếm bậc nhất nằm trong danh mục bảo vệ cấp quốc gia và rất khó tìm thấy chúng trên thị trường. Vì vậy chúng có giá rất cao, chỉ sau 1 đêm người nông dân đã trở thành tỷ phú nhờ 1 cây gỗ.