Đời sống

Danh tính nữ tướng duy nhất của Quân đội cách mạng Việt Nam: Được đặt tên cho đường, trường học

Danh tính nữ tướng duy nhất của Quân đội cách mạng Việt Nam: Được đặt tên cho đường, trường học

Tại lễ mít tinh kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành không ít lời ngợi khen cho Nữ tướng Nguyễn Thị Định: “Phó tổng tư lệnh quân Giải phóng miền Nam là cô Nguyễn Thị Định, cả thế giới chỉ có vị tướng quân gái như vậy. Thật vẻ vang cho cả miền Nam, cho cả dân tộc ta”.

Danh-tinh-nu-tuong-duy-nhat-cua-quan-doi-cach-mang-viet-nam-duoc-dat-ten-cho-duong-truong-hoc

Nữ tướng Nguyễn Thị Định sinh ngày 15/3/1920 tại xã Lương Hòa, H.Giồng Trôm, Bến Tre. Bà bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng khi tuổi đời mới chỉ tròn 16 và vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 18 tuổi.

Vào năm 20 tuổi, bà vô cùng vui sướng và hạnh phúc khi chào đón con đầu lòng. Tuy nhiên, khi mới sinh được 3 ngày thì bà và chồng đã bị địch bắt. Bản thân bà bị biệt giam tại nhà tù Bà Rá, tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Phước). Trong tình cảnh gấp gáp, bà phải gửi con về cho gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng.

Sau 3 năm sống trong nhà lao, bà mắc bệnh nặng và được địch thả về quản thúc tại địa phương. Không lâu sau, khi bệnh tình vẫn chưa bình phục, bà lại nhận được tin chồng đã hy sinh ngoài Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Trong thời gian này, bà đã liên lạc được với tổ chức đảng, chính quyền cách mạng của tỉnh Bến Tre rồi trực tiếp tham gia giành chính quyền ở TX.Bến Tre (nay là TP.Bến Tre) trong Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945.

Danh-tinh-nu-tuong-duy-nhat-cua-quan-doi-cach-mang-viet-nam-duoc-dat-ten-cho-duong-truong-hoc

Nói về quá trình tham gia giành chính quyền của bà Nguyễn Thị Định, Cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cho hay: “Một phụ nữ đã chỉ huy thắng lợi cuộc Đồng khởi ở Bến Tre thì người đó rất xứng đáng được làm tướng”.

Danh-tinh-nu-tuong-duy-nhat-cua-quan-doi-cach-mang-viet-nam-duoc-dat-ten-cho-duong-truong-hoc-8

Đến tháng 3/1946, bà Nguyễn Thị Định được Tỉnh ủy Bến Tre tin tưởng chọn tham gia vào “Đoàn tàu không số huyền thoại” vượt biển ra miền Bắc. Tại đây, bà sẽ đảm nhận nhiệm vụ báo cáo với Trung ương Đảng và Bác Hồ về tình hình cách mạng miền Nam sau Hiệp định sơ bộ 6.3. 

Không chỉ thế, bà còn là thuyền trưởng đầu tiên chỉ huy tàu “không số” chở 12 tấn vũ khí từ miền Bắc cập Bến A101 (xã Thạnh Phong, H.Thạnh Phú, Bến Tre) để chi viện cho chiến trường miền Nam, tạo tiền đề cho sự hình thành đường Hồ Chí Minh trên biển trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sau này.

Cố Giáo sư Trần Văn Giàu hết mực ngợi ca bà Nguyễn Thị Định: “Chị Ba ạ! Ngày xưa người dân làng quê bảo nhau rằng những người như chị “Sống làm tướng, chết thành thần”.

Danh-tinh-nu-tuong-duy-nhat-cua-quan-doi-cach-mang-viet-nam-duoc-dat-ten-cho-duong-truong-hoc-7

Năm 1947 - 1951, bà Nguyễn Thị Định là Tỉnh ủy viên, Đoàn trưởng Phụ nữ cứu quốc, Ủy viên Mặt trận Liên Việt tỉnh Bến Tre, Ủy viên Ban chấp hành Phụ nữ cứu quốc Nam Bộ, Phó bí thư Huyện ủy - Chủ tịch Mặt trận Liên Việt H.Mỏ Cày. Từ năm 1952 - 1960, bà Nguyễn Thị Định được bầu vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy, giữ chức Hội trưởng Phụ nữ tỉnh, Phó bí thư rồi Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre.

Ông Trần Ngọc Tam, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre cho hay, tháng 12/1959, Liên Tỉnh ủy miền Trung Nam bộ triệu tập Hội nghị đại biểu các tỉnh tại căn cứ Tam Thường, Hồng Ngự, Kiến Phong (nay là tỉnh Đồng Tháp) triển khai tinh thần Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 15 và chủ trương mới của Trung ương. 

Bà Nguyễn Thị Định - Phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre cũng được cử dự hội nghị này. Sau khi tiếp thu, bà trở về quán triệt tinh thần chỉ đạo tại Hội nghị Liên Tỉnh ủy trong Tỉnh ủy Bến Tre. 

Trong 3 ngày từ 1 – 3/1/1960, bà Nguyễn Thị Định đã họp với một số cán bộ chủ chốt trong Tỉnh ủy và cấp ủy Đảng ở địa phương bàn kế hoạch thực hiện Nghị quyết 15 và chủ trương của Khu ủy Khu VIII thống nhất triển khai với phương châm “Đồng lòng, đồng bộ, đồng loạt”. 

Qua quá trình họp bàn, phân tích cụ thể về tình hình địch cùng những khó khăn, thuận lợi của ta, Tỉnh ủy Bến Tre đã quyết định phát động một tuần lễ đồng lòng nổi dậy, tấn công địch trong toàn tỉnh. Khởi đầu là 3 xã Định Thủy, Phước Hiệp và Bình Khánh (H.Mỏ Cày), mở đầu cho phong trào Đồng khởi Bến Tre năm 1960.

Từ phong trào Đồng khởi đã khai sinh “Đội quân tóc dài” với thủ lĩnh là bà Nguyễn Thị Định và tên tuổi của bà đã gắn liền phương thức đánh địch bằng “Ba mũi giáp công”. Trong đó nổi bật là phong trào đấu tranh chính trị, binh vận của phụ nữ, của Đội quân tóc dài gắn liền với phong trào du kích chiến tranh của nhân dân miền Nam.

Từ năm 1961 - 1975, bà Nguyễn Thị Định là một trong những cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Khu VIII. Bà nắm giữ các chức vụ quan trọng như Chủ tịch Hội LHPN Giải phóng miền Nam, Phó tư lệnh các lực lượng Giải phóng miền Nam Việt Nam. Đến năm 1974, bà được phong quân hàm thiếu tướng.

Nói về bà Nguyễn Thị Định, Thượng tướng Trần Văn Trà từ hào chia sẻ: “Đồng chí Nguyễn Thị Định đã có công rất lớn trong việc xây dựng và phát huy tác dụng ‘Đội quân tóc dài’ làm cho quân thù vô cùng run sợ. Là người có tài thao lược, ý chí cao, nghệ thuật điều hành ‘Đội quân tóc dài’ tác chiến trong chiến trường vô cùng phức tạp vừa hình thành tổ chức mới đem lại chiến thắng vẻ vang”.

Sau Giải phóng, bà Nguyễn Thị Định đảm nhận chức vụ Ủy viên Trung ương Đảng các Khóa IV, V, VI, Đại biểu Quốc hội các Khóa VI, VII, VIII. Bên cạnh đó, bà còn đảm nhận vai trò là Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, Bí thư Đảng đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng nhà nước, Chủ tịch Hội Hữu nghị VN - Cu Ba. 

Tại thời điểm đó, bà đã có những đóng góp tích cực trong công cuộc đổi mới toàn diện Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là đổi mới hoạt động của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước.

Sau 56 năm cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, bà Nguyễn Thị Định qua đời vào ngày 26/8/1992, hưởng dương 72 tuổi. Đến ngày 30/8/1995, bà được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Tính đến hiện tại, nhiều nơi đã đặt tên theo Nữ tướng Nguyễn Thị Định như: Đường Nguyễn Thị Định, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh; đường Nguyễn Thị Định, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội; Trường THCS Nguyễn Thị Định, tỉnh Bắc Ninh; THPT Chuyên Năng khiếu TDTT Nguyễn Thị Định, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh;...

 

Người Việt duy nhất trên thế giới làm tướng của 2 quốc gia, được đặt tên đường ở cả Hà Nội và TP.HCM

Ông là Việt Nam duy nhất trên thế giới là ‘lưỡng quốc tướng quân’, được phong hàm tướng ở cả Việt Nam và Trung Quốc. Tên của ông được đặt cho 2 con đường lớn ở cả Hà Nội và TP.HCM.