Khám phá mới

Người phụ nữ duy nhất trong sử Việt dân tôn là Quan Âm Bồ Tát sống, tên được đặt cho nhiều con đường

Người phụ nữ duy nhất trong sử Việt dân tôn là Quan Âm Bồ Tát sống, tên được đặt cho nhiều con đường

Vào đời Lý Thánh Tông (vị vua thứ ba của triều Lý), năm 40 tuổi vua vẫn chưa có con trai, thường đến đền chùa cầu tự. Năm 1063, vua về chùa Dâu (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh). Người dân khắp nơi đến xem kiệu rước vua, chỉ có một cô gái không đoái hoài. Cô gái đó tên Lê Thị Khiết (có tài liệu ghi là Lê Khiết Nương, Lê Thị Yến), người hương Thổ Lỗi, huyện Siêu Loại, xứ Kinh Bắc (nay là huyện Gia Lâm, Hà Nội).

Khi vua đến, Lê Thị Khiết vẫn ung dung cắt cỏ (hái dâu). Quân lính lấy làm lạ nên lại hỏi sự tình. Lê Thị Khiết ngẩng mặt lên, để lộ dung mạo xinh đẹp, mắt phượng mày ngài, nói năng dịu dàng nhưng không kém phần đĩnh đạc. Vua thấy thế thì đem lòng cảm mến mà cho đưa về kinh đô.

nguyen-phi-y-lan-2

Về đến triều đình, vua đặt cho người con gái ấy hiệu Ỷ Lan, xây cho cung riêng rồi cử một nữ học sỹ đến giảng dạy. Ỷ Lan tư chất thông minh, học một hiểu mười nên chẳng mấy mà thông hiểu hết mọi thứ. Sau này, bà sinh cho vua Lý Thánh Tông một người con trai, được đặt tên là Càn Đức. Ỷ Lan từ đó được tôn làm Nguyên phi, con trai phong làm Hoàng Thái tử.

Năm 1069, vua Lý Thánh Tông cùng Thái úy Lý Thường Kiệt đưa quân chinh phạt Chiêm Thành. Nguyên phi Ỷ Lan ở lại triều đình cai quản đất nước. Năm đó Đại Việt ta bị lũ lớn, mất sạch mùa màng nên dân tình rơi vào đói kém, loạn lạc. Ỷ Lan liền đề ra kế sách, tính toán cẩn thận giúp dân được cứu đói, cuộc sống trở lại bình yên. Nhân dân các miền tưởng nhớ công đức đó của bà, tôn vinh bà như một vị Quan Âm Bồ Tát sống.

nguyen-phi-y-lan-3

Năm 1072, vua Lý Thánh Tông qua đời, Thái tử Càn Đức lên ngôi vua, lấy hiệu là Lý Nhân Tông. Nguyên phi Ỷ Lan được tôn lên làm Linh Nhân Hoàng thái hậu. Vì vua còn nhỏ tuổi, Hoàng Thái hậu đã buông rèm nhiếp chính thay con. Bà cùng Lý Thường Kiệt 2 lần đánh tan quân Tống vào năm 1075 và 1077. Trong khi Lý Thường Kiệt lo thao trận, Hoàng Thái hậu cùng Lý Đạo Thành lại lo việc binh lương.

nguyen-phi-y-lan-1

Vốn xuất thân là một cô thôn nữ, Nguyên phi Ỷ Lan lại càng thấu hiểu lòng dân. Bà hướng dẫn dân trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, cấy lúa, chăn nuôi cùng nhiều công việc khác. Nhờ vậy mà đời sống người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc. Đến tận giai đoạn cuối đời, Nguyên phi Ỷ Lan vẫn nghĩ cho con dân, tìm cách cứu giúp mọi người.

Ngoài ra, Nguyên Phi Ỷ Lan cũng là người rất sùng đạo Phật, chăm làm việc thiện, bỏ nhiều công đức xây chùa. Nhiều bài kinh, kệ ngày nay còn lưu truyền là do bà viết ra.

nguyen-phi-y-lan-4

Với những đóng góp to lớn, sau khi mất Nguyên phi Ỷ Lan được nhân dân khắp nơi lập đề thờ, có thể kể đến như Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hà Nội,… Không chỉ tôn bà làm Quan Âm Bồ Tát sống, người dân còn gọi là bà Tấm, ý muốn nói cuộc đời người phụ nữ quyền lực này tựa như cô Tấm trong cổ tích. Ngày nay, ở thành phố Bắc Ninh có con đường và công viên mang tên Nguyên Phi Ỷ Lan.

 

Tiết lộ công trình được chọn là biểu tượng Hà Nội, đa số đều đoán sai, dân gốc Thủ đô chưa chắc biết

Hà Nội có nhiều công trình lịch sử, có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Thế nhưng đâu là công trình được công nhận là biểu tượng của Thủ đô?