Khám phá mới

Hé lộ ‘thủy tổ’ của bánh trung thu có từ 3000 năm trước, nguồn gốc đến nay vẫn còn gây tranh cãi

Hé lộ ‘thủy tổ’ của bánh trung thu có từ 3000 năm trước, nguồn gốc đến nay vẫn còn gây tranh cãi

Bánh trung thu từ lâu đã trở thành món không thể thiếu vào dịp Trung thu. Không chỉ Việt Nam, nhiều nước Đông Á cũng có phong tục này, có thể kể đến như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.. Dù mang hình dáng tròn, vuông, hay hình cá chép, lợn con, bánh dẻo hay bánh nướng thì tất cả đều sẽ có đặc điểm chung là ngọt, mềm.

banh-trung-thu-1

Bánh trung thu bắt nguồn từ Trung Quốc, về sau truyền bá đến Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Truyền thuyết kể lại, cuối thời nhà Nguyên, Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn đã đứng lên làm thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân. Để truyền tin, họ nghĩ ra cách làm một chiếc bánh tròn, phía trong có nhét mẩu giấy ghi thời gian bắt đầu cuộc khởi nghĩa là vào lúc trăng sáng nhất (rằm tháng 8 âm lịch). Chiếc bánh bắt đầu được truyền đi, trở thành phương tiện liên lạc. Sau này người Trung Quốc cứ đến rằm tháng 8 âm lịch lại làm bánh trung thu để kỷ niệm tích đó.

Nhưng lại có giả thuyết cho rằng bánh trung thu có vào thời nhà Ân, Chu, ở vùng Chiết Giang. Nó là loại bánh làm ra để kỷ niệm Thái sư Văn Trọng, vì vậy còn có tên gọi là bánh thái sư. Bánh thái sư chính là “thủy tổ” của bánh trung thu ngày nay.

banh-trung-thu-3

Đến thời Tây Hán, hạt mè, hồ đào, dưa hấu được Trương Thiên mang về từ Tây vực. Những loại hạt này được dùng làm nhân cho bánh. Người dân gọi nó là bánh hồ đào.

Thời nhà Đường, bánh trung thu ngày càng phổ biến, là món ăn được yêu thích. Tại Tràng An còn có một tiệm bánh trung thu nổi tiếng khắp nơi. Tài liệu chép lại rằng, một đêm Trung thu, Đường Huyền Tông cùng Dương Quý Phi cùng nhau thưởng ngoạn trăng, ăn bánh hồ đào. Vị quý phi chê bánh có tên không hay nên đã đặt lại tên cho nó là bánh nguyệt (mặt trăng). Về sau mọi người chuyển hẳn sang gọi bánh là bánh mặt trăng hay bánh trung thu.

banh-trung-thu-5

Bánh trung thu truyền thống Trung Quốc sẽ có hình tròn, chỉ khoảng 10cm, dày 3-4cm. Nhân bánh có thể là đậu đỏ, bột hạt sen, vỏ mỏng.

Còn tại Việt Nam, bánh trung thu truyền thống sẽ có 2 loại là bánh dẻo hoặc bánh nướng. Nhân bánh trung thu Việt Nam có thể là nhân mặn hoặc ngọt tùy ý thích. Tất cả chúng đều có ý nghĩa là thể hiện tình cảm ngọt ngào, sự ấm áp của gia đình.

banh-trung-thu-2

banh-trung-thu-4

Năm 1980, bánh trung thu dẻo lạnh bắt đầu xuất hiện. Đến nay còn có cả loại bánh trung thu cho người bị tiểu đường, người ăn chay. Càng ngày loại bánh truyền thống này lại càng có sự cách tân về kiểu dáng, nguyên liệu.

 

Nguồn gốc thú vị của cà phê Việt Nam, bất ngờ địa phương đầu tiên ở nước ta được trồng cà phê

Cà phê được đưa sang Việt Nam vào thế kỷ 19. Cho đến thời điểm hiện tại, cà phê Việt Nam đã trở thành thương hiệu lớn, được yêu thích trên thế giới.