Giải trí

Góc khuất về người anh hùng là nguyên mẫu phim Biệt Động Sài Gòn, hé lộ 2 mối tình đi vào lịch sử

Góc khuất về người anh hùng là nguyên mẫu phim Biệt Động Sài Gòn, hé lộ 2 mối tình đi vào lịch sử

Bộ phim “Biệt động Sài Gòn” nổi tiếng một thời đến nay vẫn thường được nhắc lại. Nếu đã từng xem qua, chắc chắn mọi người sẽ ấn tượng với nhân vật ông chủ hãng sơn Đông Á đẹp trai, thanh lịch và mối tình với 2 người vợ biệt động. Cả 3 nhân vật này đều có thật. Nguyên mẫu của ông chủ hãng sơn là anh hùng Trần Văn Lai (tỷ phú Mai Hồng Quế, ông chủ thầu khoán Dinh Độc Lập). Hai người vợ của ông là bà Phạm Thị Chinh và Đặng Thị Thiệp.

tran-van-lai-3
Ông Trần Văn Lai - "tỷ phú Mai Hồng Quế". Ảnh tư liệu

Cuộc đời của ông Trần Văn Lai có rất nhiều góc khuất mà mãi sau này khi ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang mới dần được tiết lộ. Trong đó, cuộc hôn nhân với 2 người vợ đều là biệt động gây chú ý hơn cả. 2 người vợ này được sắp đặt để củng cố vỏ bọc cho ông Lai hoạt động tại nội thành Sài Gòn. Mới đầu họ đều chỉ là mối quan hệ công việc, về sau nảy sinh tình cảm thành vợ chồng thật.

tran-van-lai-2
Chiến sĩ Biệt động Sài Gòn Phạm Thị Chinh. Ảnh tư liệu

Người vợ đầu tiên của ông Lai là bà Phạm Thị Phan Chính (Phạm Thị Chinh). Bà Chinh là em của Trưởng ty Cảnh sát Nha Trang, cháu chủ tiệm vàng Phú Xuân nổi tiếng Sài Gòn khi ấy. Ông Lai khi đó đóng giả là người đàn ông giận vợ muốn bỏ sang Campuchia làm ăn. Bà Chinh đã đích thân đến đón “chồng” về. Và thế rồi ông Lai có vỏ bọc hợp pháp để quay lại hoạt động trong nội thành. Ít ai biết, đó cũng là lần đầu tiên 2 người này gặp nhau.

Về sau, qua quá trình cùng hoạt động, họ nảy sinhh tình cảm và thật sự trở thành gia đình. Năm 1964, bà Chinh đứng ra bảo lãnh, nhận họ hàng để đưa 2 cán bộ cấp cao của ta là Phan Trọng Bình và Phạm Quốc Sắc ra khỏi nhà tù Côn Đảo. Địch biết nên bắt bà về tra khảo ngày đêm. Bà Chinh kiên quyết không khai, sau được thả ra nhưng vì vết thương quá nặng mà qua đời.

tran-van-lai-4
Ông Lai cùng vợ, con giới thiệu với hiện vật trưng bày tại di tích 287/70 Nguyễn Đình Chiểu với khách lúc sinh thời. Ảnh tư liệu

Người vợ thứ hai của ông Trần Văn Lai là bà Đặng Thị Thiệp. Dân Sài Gòn khi đó xôn xao kháo nhau rằng ở phố Võ Di Nguy (quận Phú Nhuận bây giờ) có một ông chủ giàu có vì nuôi vợ bé mà chuyển ra ngoại thành ở để tiện dan díu. Người “vợ bé” đó chính là bà Đặng Thị Thiệp. Bà Thiệp được giao nhiệm vụ cùng mẹ quản lý cơ sở bảo đảm hầm trú ém cán bộ và vũ khí bí mật nội thành. Vỏ bọc của bà là vợ bé của một thầu khoán nổi tiếng.

tran-van-lai-1
 Gia đình ông Lai (người đeo kính) sum họp sau ngày miền Nam giải phóng. Ảnh tư liệu

Sau một thời gian cùng hoạt động, ông Trần Văn Lai và bà Đặng Thị Thiệp đã nảy sinh tình cảm và được phép xây dựng gia đình. Nhưng trong mắt những người xung quanh, bà Thiệp vẫn là cô giúp việc quyến rũ ông chủ. Nhớ lại ngày đó, bà cho biết sự dè bỉu, châm chọc của dư luận mới là điều khiến mình thấy nặng nề nhất. Thậm chí, năm 1967, đứa con đầu lòng của họ chào đời mà không được mang họ cha. Đứa con sau đó còn chỉ được gọi ông Trần Văn Lai là bác.

tran-van-lai-5
Chiến sĩ Biệt động Sài Gòn Trần Văn Lai cùng các con sum họp sau ngày thống nhất đất nước. Ảnh: GĐCC

Gần nhà họ có gia đình viên cảnh sát có tiếng hống hách. Mụ vợ thường xuyên gây sự với bà Thiệp, mỉa mai chuyện làm vợ bé. Tối nọ, nhóm cảnh sát ngụy nhậu say, bỗng có người ném trái nổ vào nhà khiến đứa bị thương, đứa bỏ chạy toán loạn. Không ai biết, cô vợ bé bị chửi bới hàng ngày chính là thủ phạm. Chuyện này được vợ chồng ông Trần Văn Lai giữ kín, mãi sau khi ông Lai mất, bà Thiệp mới tiết lộ với con cháu.

 

Tiết lộ người phụ nữ từng coi giữ kho vàng ngân khố quốc gia, hiến toàn bộ gia sản cho cách mạng

Trong thời kỳ khó khăn, gia đình người phụ nữ này không hề quản ngại hiến toàn bộ gia sản cho cách mạng. Không chỉ vậy, bà còn là người coi giữ kho vàng ngân khố quốc gia khi ấy.