Khám phá mới

Bậc kỳ tài kiệt xuất trong sử Việt, ngoài 70 cưới ca kỹ 17 tuổi, hơn 80 vẫn xin cầm quân đánh giặc

Bậc kỳ tài kiệt xuất trong sử Việt, ngoài 70 cưới ca kỹ 17 tuổi, hơn 80 vẫn xin cầm quân đánh giặc

Việt Nam cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 xuất hiện một nhân vật vô cùng đặc biệt. Người này về sau khiến hậu thế bối rối không biết nên gọi ông với danh xưng gì, đơn giản vì ông quá đa tài. Đó chính là Nguyễn Công Trứ. Ông được đánh giá là nhân vật kiệt xuất của nước nhà, vừa là nhà quân sự, kinh tế, lại vừa là nhà thơ.

Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn, quê ở Hà Tĩnh (có tài liệu nói ông sinh ra tại Thái Bình, 10 tuổi mới về quê cha ở Hà Tĩnh). Ông từ nhỏ đã nổi tiếng học giỏi, văn hay chữ tốt. Nhưng kỳ lạ là mãi đến năm 41 tuổi Nguyễn Công Trứ mới thi đỗ Giải Nguyên và ra làm quan.

nguyen-cong-tru-3
Nguyễn Công Trứ nổi tiếng là nhân vật đa tài trong lịch sử Việt Nam

Nguyễn Công Trứ là vị quan thanh liêm, chính trực, tài trí, rất được lòng dân. Vốn là quan văn, nhưng nhờ có tài thao lược mà sau này ông còn cầm quân ra trận. Sinh thời, Nguyễn Công Trứ đã dẹp yên cuộc nổi dậy của Phan Bá Vành, Nông Văn Vân, giặc Khách, chiến tranh Việt – Xiêm. Khi gác lại binh khí, ông lại là một nhờ thơ bay bổng, ngông nghênh với sự đời. Nguyễn Công Trứ có một câu thơ rất nổi tiếng chính là: “Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông”. Có 2 câu chuyện nổi tiếng cho thấy rõ sự ngạo nghễ của vị danh tướng này.

Đầu tiên là chuyện xảy ra năm Nguyễn Công Trứ ngoài 70 tuổi. Khi đó ông đã cáo lão về quê, sống tại chân núi Nài. Hàng ngày Nguyễn Công Trứ hát xướng, đi ngao du. Chẳng hiểu đưa đẩy thế nào, ông gặp một cô ca kỹ 17 tuổi rồi mang lòng cảm mến nhau. Cuối cùng ông lão ngoài 70 râu tóc bạc phơ cưới luôn thiếu nữ mới lớn làm thiếp.

nguyen-cong-tru-1
Hình vẽ minh họa Nguyễn Công Trứ đi ngao du thiên hạ

Cặp đôi trâu già cỏ non sau khi cưới thường cùng đi ngao du, ca hát khắp vùng. Có lần Nguyễn Công Trứ còn gọi cả gánh ca trù đến giữa sân chùa đàn hát khiến sư trụ trì đau đầu phải nhờ quan Bố chính Hà Tĩnh giải vây. Thế nhưng khi đến nơi, nghe lời ca hay, đào đẹp, vị quan này đành khuyên nhà sư đừng can thiệp vào thú vui của “cụ” nữa. Bởi “cụ” đã muốn ai cũng không can thiệp được.

Câu chuyện thứ hai cũng nổi tiếng không kém về Nguyễn Công Trứ. Nó xảy ra vào năm 1858. Khi đó Nguyễn Công Trứ đã ngoài 80 tuổi, biết tin Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng nên tha thiết xin vua được tòng quân đi đánh giặc. Thế nhưng vua từ chối vì vị danh tướng đã quá già yếu.

nguyen-cong-tru-2
Đền thờ Nguyễn Công Trứ tại xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Thu Hằng

Dựa trên những tài liệu lịch sử sót lại về Nguyễn Công Trứ, các nhà sử học đều công nhận ông là một nhà tri thức lớn của Việt Nam. Cuộc đời ông bản lĩnh, trí tuệ, hào sảng, có chất ngạo nghễ mà không phải ai cũng có được.

 

Huyền thoại tình báo VN là nguyên mẫu của Ván Bài Lật Ngửa, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM

Người anh hùng này chính là một trong những tình báo viên xuất sắc nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên mẫu của nhân vật chính trong phim “Ván bài lật ngửa”.