Hàng không - Vũ trụ

Bí mật chuyến bay vào vũ trụ của anh hùng Phạm Tuân, nghẹn ngào trước những món đồ ông mang theo

Bí mật chuyến bay vào vũ trụ của anh hùng Phạm Tuân, nghẹn ngào trước những món đồ ông mang theo

Ngày 23/7/1980, phi công Phạm Tuân cùng nhà du hành vũ trụ Xô viết Viktor Vassilyevich Gorbatko được phóng vào không gian từ sân bay vũ trụ Baikonur trên tàu Soyuz 37. Nguyễn Tuân trở thành người Việt Nam, người châu Á đầu tiên được bay vào vũ trụ. Đến ngày 31/7 thì họ trở về trên tàu Soyuz 36 trong niềm hân hoan, chào đón của cả thế giới.

Phi công Nguyễn Tuân chia sẻ, thời điểm đó Việt Nam vừa trải qua chiến tranh chống Mỹ, đất nước vẫn còn nhiều khó khăn. Liên Xô là người bạn đồng hành, giúp đỡ chúng ta rất nhiều. Năm 1978 – 1979, Liên Xô mời Việt Nam tham gia chương trình vũ trụ quốc tế Intercosmos để thể hiện sức mạnh phe XHCN qua việc đoàn kết đánh đuổi đế quốc. Chưa dừng lại đó, nước bạn còn muốn cho thấy khoa học công nghệ, khoa học kỹ thuật của XHCN cũng rất mạnh.

pham-tuan-7

Chương trình Intercosmos có tiêu chuẩn tuyển chọn phi công rất nhiều vòng. Người được chọn phải đáp ứng được cả về sức khỏe, hiểu biết, nhận thức về vũ trụ và phải phù hợp với chương trình. Trên thực tế, có 4 người Việt Nam được sang Liên Xô chứ không chỉ Phạm Tuân. 3 người còn lại chín là Nguyễn Văn Cốc, Nguyễn Văn Kháng, Bùi Thanh Liêm. Cuối cùng chỉ Phạm Tuân và Bùi Thanh Liêm được chọn.

Chưa dừng lại ở đó, họ cùng tập luyện trong 16 tháng nhưng chỉ biết được ai là người bay chính 3 ngày trước giờ bay. Dù phấn khích, vui mừng nhưng Phạm Tuân cũng không tránh khỏi những suy nghĩ bất an. Ông tiết lộ, 2 tiếng trước giờ bay, ông từng nghĩ chẳng may mình gặp nạn thì sẽ như thế nào? Dù vậy, phi công người Việt Nam vẫn đặt trọn niềm tin vào phi hành đoàn và tin vào quá trình tập luyện của mình.

pham-tuan-2-1689826988.jpg
 

3 năm trước, trong một ngày tháng 7, Trung tướng Phạm Tuân tiết lộ với Vietnamnet về danh sách những món đồ ông mang theo trong lần đầu bay vào vũ trụ của mình.

“Bay vào vũ trụ thì rất hạn chế khối lượng và trọng lượng mang theo, đối với cá nhân chỉ được mang thư từ, ảnh của gia đình. Ngoài ra, tôi được giao nhiệm vụ mang một nắm đất Ba Đình, một quyển Tuyên ngôn Độc lập của Bác Hồ, bản Di chúc của Bác Hồ, ảnh Bác Hồ, ảnh ông Lê Duẩn, 2 huy hiệu Bác Hồ và cờ Tổ quốc. Tất cả những thứ đó được mang lên, đóng dấu trên tàu, được ghi nhận chính thức đã vào vũ trụ”, anh hùng Phạm Tuân kể lại.

pham-tuan-6-1689826988.jpg
 
pham-tuan-3-1689826988.jpg
 

Trong 7 ngày, 20 giờ, 43 phút ở trong không gian,  Nguyễn Tuân cùng phi hành đoàn đã thực hiện 142 vòng quỹ đạo quanh trái đất, làm hơn 30 thí nghiệm viễn thám hàng không, thí nghiệm cây trồng trên bèo hoa dâu…

Nguyễn Tuân vẫn nhớ như in khoảnh khắc được nhìn thấy trái đất từ ngoài không gian. Ở ngoài vũ trụ thời gian, trọng lực khác hẳn trái đất. Ngày và đêm chỉ kéo dài trong 90 phút (60 phút ngày, 30 phút đêm). Ông còn tìm bằng được Việt Nam để ngắm nhìn Tổ quốc mình từ trên cao. Cảm giác đó là độc nhất vô nhị, cả cuộc đời Phạm Tuân không thể nào quên.

pham-tuan-5-1689826988.jpg
 
pham-tuan-4-1689826988.jpg
 

Thêm một chuyện chưa kể khác, chuyến bay năm 1980 thực tế đã xảy ra một trục trặc. Phạm Tuân cho biết, khi bay lên, chuẩn bị lắp ghép thì hỏng mất hệ thống quay khi chỉ mới quay được 90 độ (đáng ra phải quay 180 độ). Cả phi hành đoàn đành tắt máy, chờ thêm 90 phút. Trước đó từng có đội bay phải trở về Trái Đất vì lỗi tương tự.

May mắn là khi qua Moskva, vào vùng liên lạc trung tâm điều hành mặt đất hướng dẫn sửa chữa thì con tàu đã bình thường trở lại, ghép nối thành công với tổ hợp quỹ đạo.

 

Người Việt Nam duy nhất 3 lần được phong anh hùng, khiến Mỹ bẽ mặt, là niềm tự hào của cả châu Á

Người anh hùng này lập được loạt thành tích vô tiền khoáng hậu. Chẳng những người Việt Nam mà thế giới cũng biết đến ông.