Đời sống

4 trường hợp sẽ bị khóa tài khoản định danh điện tử VNeID trong thời gian tới, làm sao để mở lại?

4 trường hợp sẽ bị khóa tài khoản định danh điện tử VNeID trong thời gian tới, làm sao để mở lại?

Hầu hết người Việt Nam đều đã có tài khoản định danh điện tử, được sử dụng trên ứng dụng VNeID. Theo Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 19 Nghị định 59/2022/NĐ-CP đã quy định về những trường hợp sẽ bị khóa tài khoản định danh điện tử VNeID. Cụ thể bao gồm 4 trường hợp:

  • Chủ thể danh tính điện tử yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử của mình;
  • Chủ thể danh tính điện tử vi phạm điều khoản sử dụng ứng dụng VNelD;
  • Chủ thể danh tính điện tử bị thu hồi thẻ Căn cước công dân;
  • Chủ thể danh tính điện tử chết.
    tai-khoan-dinh-danh-dien-tu-vneid-3-1689840473.jpg
     

     

Tài khoản định danh điện tử cấp độ 2 giúp công dân tích hợp được nhiều thông tin quan trọng, thuận lợi hơn trong việc sử dụng. Thế nhưng, cùng với đó là những nguy cơ tiềm ẩn nếu chẳng may bị mất tài khoản. Vậy làm thế nào để khóa tài khoản VNelD khi cần?

Theo Khoản 5, Điều 19, Nghị định 59/2022/NĐ-CP có ghi rõ:

    a) Chủ thể danh tính điện tử thực hiện theo các bước hướng dẫn trên ứng dụng VNelD để yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử;

b) Chủ thể danh tính điện tử liên hệ với tổng đài tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu về định danh và xác thực điện tử, cung cấp thông tin xác thực chủ tài khoản định danh điện tử để yêu cầu khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử;

c) Chủ thể danh tính điện tử đến cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử, cung cấp thông tin xác thực chủ tài khoản định danh điện tử để yêu cầu khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử.

tai-khoan-dinh-danh-dien-tu-vneid-2-1689840473.jpg
 
tai-khoan-dinh-danh-dien-tu-vneid-1-1689840473.jpg
 

Khóa tài khoản định danh điện tử chỉ có thể thực hiện ở tài khoản mức độ 2. Khi muốn mở trở lại, công dân cần: Liên hệ với tổng đài hoặc đến cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử.

Trong trường hợp muốn mở khóa tài khoản định danh điện tử VNeID, bạn có thể làm theo khoản 4, Điều 19, Nghị định 59/2022/NĐ-CP:

a) Hệ thống định danh và xác thực điện tử tự động mở khóa ngay tài khoản định danh điện tử khi các căn cứ khóa tự động tài khoản định danh điện tử đã hết;

b) Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc bên sử dụng dịch vụ có yêu cầu mở khóa tài khoản định danh điện tử thì gửi đề nghị mở khóa tài khoản tới cơ quan Công an để xem xét, giải quyết.

c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, thủ trưởng cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị mở khóa tài khoản định danh điện tử phê duyệt việc mở khóa tài khoản đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này và thông báo tới cơ quan, tổ chức đề nghị mở khóa tài khoản và chủ thể danh tính điện tử. Trường hợp từ chối mở khóa tài khoản thì có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

 

Ai vẫn dùng CMND cũ dù đã có CCCD gắn chíp cần chuẩn bị tiền đóng phạt, 3 điều quan trọng cần nhớ kỹ

Hầu hết công dân trên lãnh thổ Việt Nam đều đã có CCCD gắn chíp. Tuy nhiên cũng không ít người còn giữ CMND cũ và dùng song song cả 2.