Khám phá mới

Tiết lộ nguồn gốc họ Lại, bất ngờ danh tính ông thủy tổ và truyền thống vẻ vang

Tiết lộ nguồn gốc họ Lại, bất ngờ danh tính ông thủy tổ và truyền thống vẻ vang

“An Nam chí lược” và “Việt sử lược” là hai sử liệu có ghi chép liên quan đến nguồn gốc họ Lại tại Việt Nam. Cụ thể, “An Nam chí lược” nêu rõ, Lại Tiên là Thái thú quận Giao Chỉ (Thế kỷ thứ 2 sau công nguyên). Ông cũng được xem là vị tổ đầu tiên và duy nhất của dòng họ Lại ở nước ta.

Nhắc đến các tướng tài, danh nhân lịch sử mang họ Lại, có thể kể đến Trung dũng tướng quân Lại Đôn Tín, Bảo tín hầu Lại Linh, Huyện thừa Lại Thế Tương, tướng Lại Thúc Mậu, tướng Lại Thế Vinh, tướng Lại Thế Khanh, tiến sĩ Lại Kim Bảng, Lại Đức Dụ, Lại Duy Chí… Trong lịch sử dân tộc, dòng họ Lại có rất nhiều nhân vật kiệt xuất. 

Ngày nay, Cuốn Gia phả xưa nhá của họ Lại, chép bằng chữ Hán, có từ thời vua Lê Cảnh Hưng năm thứ nhất (1740) vẫn được lưu giữ tại làng Quang Lãng, huyện Tống Sơn, Thanh Hóa. Trong đó ghi chép đầy đủ từ thời đức triệu tổ là quan huyện thừa Lại Thế Tương, hậu duệ của viễn tổ Lại Tiên đến từ vùng Quang Lãng. Ông sinh cơ lập nghiệp từ thế kỷ XV (thời Thuận Thiên – Lê Lợi) và sinh ra các chi phái cũng từ đây.

Họ Lại có mặt ở 29 tỉnh, thành ở Việt Nam. Gia phả được ghi chép đến đời thứ 31, 32. Năm 2000, họ Lại đã có 339 thành viên, năm 2018 là 500 chi họ. Dù phát triển như vậy, nhưng ngôi từ đường gốc của dòng tổ dòng họ Lại vẫn chỉ có một, được đặt tại làng Quang Lãng, huyện Tống Sơn xưa, nay là làng Đông Thôn, xã Hà Dương, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Hàng năm, con cháu họ Lại lại quây quần về đây.

Hàng năm, ngày 15 tháng giêng âm lịch, có khoảng 500 – 700 lượt người đến Từ đường họ Lại để tham dự giỗ tổ, dâng hương bái tổ. Cứ 5 năm 1 lần lại có vài nghìn lượt người tìm về.

ho-lai-1-1686058374.jpg
 

Trong Từ đường họ Lại hiện nay vẫn lưu giữ các bức đại tự hoành phi, câu đối do vua Lê Huyền Tông ban khen từ thế kỷ XVI, nhằm tuyên dương công lao của Thái Dương quốc công Lại Thế Vinh và Thái tể Khiêm Quốc công Lại Thế Khanh trong việc tôn lập vua Lê Trang Tông khuông phò nhà Lê Trung hưng với dòng chữ: “Lại Kỳ Khanh”, “Khai quốc công thần” và “Triệu Nam hữu Lại”. Nội dung 2 câu đối là:

Phiên âm: “Quân tử sự quân, vũ trụ uyển lưu dư khí tiết

Tướng môn xuất tướng, sơn hà do ký cựu huân danh”.

Dịch nghĩa: Quân tử thờ vua, khí tiết tiếng thơm trùm vũ trụ

Cửa tướng, sinh tướng, huân công dấu cũ đượm non sông".

Phiên âm: “Tử hiếu thần trung, tam bách dư viên quốc

Tả chiêu, hữu mục, nhất thập bát công từ”.

Dịch nghĩa: Con hiếu, tôi trung ba trăm năm nước cũ

Tả chiêu hữu mục, mười tám vị quận công".

Có nghĩa là trong số những bầy tôi lập công mở nước Nam có người họ Lại.

Bên cạnh đó, Từ đường họ Lại còn có tên 18 vị quận công triều Lê, 48 vị quan tước và 8 vị tiến sĩ triều Lê – Nguyễn, danh sách các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng liệt sĩ của các chi họ Lại trong nước lưu danh trên 3 tấm bia đá dựng ở nhà bia.

ho-lai-2-1686058374.jpg
 

Trước đây, những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, vào mùa xuân Canh Dần 1950, chi họ Lại ở Phù Vân, huyện Kim Bảng, Hà Nam còn được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi vì có thành tích vận động tòng quân đánh giặc.

Ngoài ra, nhà truyền thống dùng cho các chi họ sưu tầm hiện vật liên quan còn trưng bày nhiều tài liệu quý như Cuốn gia phả, văn bằng chứng chỉ đỗ đạt khoa bảng ngày xưa.

Khu lăng mộ đức triệu tổ Lại Tiên nằm cách Từ đường họ Lại chừng 500m. Nơi đây có câu chuyện huyền bí rằng khi ngài qua đời, thi thể được mối xông thành mộ. Người dân gọi đó là “thiên táng”. Các hậu duệ các chi họ Lại sau này gìn giữ, tu bổ để con cháu có thể đời đời thắp hương bái tổ.

 

Nơi duy nhất ở Việt Nam đàn ông nhiều vợ, đàn bà nhiều chồng: Cho mợ cưới cháu, chị dâu lấy em chồng

Một số vùng xa ở Việt Nam cho phép đàn ông, phụ nữ được phép cưới nhiều người. Họ thậm chí còn sống chung, ngủ chung mà không hề ghen tuông. Chuyện mợ lấy cháu, em rể lấy chị dâu không còn xa lạ với họ.