Khám phá mới

Việt Nam có 1 loại quả Dương Quý Phi thích mê nhưng Trung Quốc không trồng nổi, xưa chỉ vua chúa mới được ăn

Việt Nam có 1 loại quả Dương Quý Phi thích mê nhưng Trung Quốc không trồng nổi, xưa chỉ vua chúa mới được ăn

Dương Quý Phi rất yêu thích loại quả này nhưng những cây giống mang về Trung Quốc trồng đều không sống nổi. Cuối cùng, hàng năm nước ta đành pải cống nạp cho vua Hán.

Việt Nam là đất nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới có gió mùa. Với điều kiện nhiều nắng, độ ẩm cao, lượng mưa dồi dào rất thích hợp để trồng các loại cây ăn quả. Mỗi mùa, Việt Nam lại có những loại hoa, quả đặc trưng.

Có thể nhiều người chưa biết, ngày nay chúng ta có thể ăn vải thiều thỏa thích mỗi khi hè đến, nhưng xưa kia chỉ có vua chúa mới được thưởng thức nó. Vải thiều từ lâu đã là loại cây ăn trái đặc sản nổi tiếng của Việt Nam.

vai-thieu-viet-nam-3

Vào năm 111 TCN thời nhà Hán ở  Trung Quốc, Hán Vũ Đế đã sai người mang 100 cây vải thiều từ Giao Chỉ (tên gọi của miền Bắc Việt Nam khi đó) về trồng tại Trung Quốc. Thế nhưng cả 100 cây giống đó đều không thể sống nổi. Cuối cùng, Hán Vũ Đế đành ra lệnh bắt Giao Chỉ hàng năm cống nạp vải thiều.

vai-thieu-viet-nam-4

Có nhiều ghi chép cho biết, Dương Quý Phi thích ăn vải thiều đến mức đặt tên cho nó là “phi tử tiếu” (tạm dịch là nụ cười của Dương Quý Phi). Đường Huyền Tông Lý Long Cơ khi đó thường xuyên bắt Giao Chỉ cống nạp vải thiều, thậm chí dùng ngựa hỏa tốc để vận chuyển cho sủng phi thưởng thức.

vai-thieu-viet-nam-2

Vải thiều sau khi hái xuống sẽ được ướp mật hoặc muối để giữ nó tươi ngon trong quá trình vận chuyển. Dương Quý Phi thích vải thiều vì nó có nhiều đường. Bấy giờ, quan niệm về cái đẹp của phụ nữ nhà Đường là phải có thân hình đẫy đà, to béo. Việc ăn một loại quả nhiều đường như vải thiều sẽ giúp Dương Quý Phi giữ được vóc dáng như ý muốn. Ngoài vải của Giao Chỉ, vải vùng Vũng Lĩnh Nam cũng được vị mỹ nhân này yêu thích.

vai-thieu-viet-nam-6

Trong cổ kim sử văn loại của Chúc Mục đời Tống, vải và long nhãn là hai thứ được Ngụy Văn Đế xếp vào loại quý lạ của phương Nam, lệnh cho Giao Chỉ, Cửu Chân phải cống nộp hàng năm.

Ở Việt Nam thời xưa, vải thiều chỉ dành cho vua chúa, rất quý hiếm. Trong Vân Đài Loại Ngữ, Lê Quý Đôn từng ca ngợi loại quả này như sau: “Mã ngoài như lụa hồng, tơ tía, thịt vải như thủy tinh, như giáng tuyết”.

vai-thieu-viet-nam-5

Cho đến tận bây giờ người Trung Quốc vẫn rất yêu thích loại quả này của Việt Nam. Dù cho nước bạn đã có giống vải riêng, nhưng vải thiều từ Việt Nam (vải Thanh Hà và vải Bắc Giang) với vị ngọt lịm, thanh mát, thơm nức vẫn được ưa chuộng nhất.