Khám phá mới

Lý do thật sự khiến Trư Bát Giới giúp Đường Tăng lấy kinh về vẫn chỉ là lợn, không được làm Phật

Lý do thật sự khiến Trư Bát Giới giúp Đường Tăng lấy kinh về vẫn chỉ là lợn, không được làm Phật

Tây Du Ký là tác phẩm kinh điển của Trung Quốc, đến nay vẫn là tượng đài khó vượt qua trong nền văn học nước này. Đó không chỉ là câu chuyện thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng, mà còn ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa sâu xa phía sau. Từng chi tiết của Tây Du Ký đều có lý do.

Nhiều người vẫn thắc mắc, tại sao sau khi thỉnh kinh thành công, tất cả mọi người đều được phong tước, nhận danh hiệu xứng đáng, chỉ có Trư Bát Giới là có phần thiệt thòi. Cụ thể, Đường Tăng làm Phật, Ngộ Không thành Phật, Sa Tăng làm kim cương La Hán, Bạch Long mã hóa rồng. Thế nhưng Trư Bát Giới thì vẫn giữ nguyên hình dạng nửa người nửa lợn, chỉ là một sứ giả nhỏ bé.

tru-bat-gioi-1-1682074317.jpg
 

Khác với Trư Bát Giới, Tôn Ngộ Không và Tiểu Bạch Long là khỉ và rồng, 2 loài vật này không bị khinh thường. Trong khi đó, lão Trư mới đầu là người, làm Thiên Bồng Nguyên Soái trên trời, nắm trong tay 8 vạn thủy binh. Vì phạm lỗi mà Trư Bát Giới bị đày xuống trần gian làm lợn. Đây là hình phạt cực nặng, khiến hắn bị khinh thường hơn.

Dù có công phò tá Đường Tăng lấy được kinh, nhưng kỳ tích đó vẫn là ở kiếp này chứ không liên quan đến kiếp trước. Chính vì vậy mà tội Thiên Bồng Nguyên Soái năm xưa phạm phải vẫn phải tiếp tục chịu phạt.

tru-bat-gioi-2-1682074317.jpg
 

Không chỉ vậy, Trư Bát Giới kiếp trước là người thuộc cai quản của thiên đình, do Ngọc Hoàng đứng đầu. Nếu bây giờ Phật giáo cho hắn làm người, thì liệu hắn sẽ do Phật Giáo hay thiên đình cai quản? Chỉ khi nửa người nửa lợn thì nhị đồ đệ của Đường Tăng mới có thể đồng nhất theo Phật giáo.

Thật ra, chính Trư Bát Giới cũng rất thắc mắc về lý do tại sao mình chỉ được làm sứ giả. Hắn từng hỏi Phật Tổ Như Lai: “Tại sao tôi chỉ là một sứ giả?”. Nhìn lại hành trình Trư Bát Giới đi thỉnh kinh sẽ hiểu lý do. Dù năng lực không cao nhưng Trư Bát Giới luôn thích “ra vẻ”, lại thường siêng ăn lười làm, không buông bỏ sắc dục. Mỗi lần Đường Tăng gặp nạn, Trư Bát Giới lại đòi chia hành lý, bàn lùi.

tru-bat-gioi-3-1682074317.jpeg
 

Vốn dĩ Ngô Thừa Ân đã có ẩn ý khi tạo nên 5 thầy trò Đường Tăng. Đường Tăng là biểu tượng của sự vị tha, nhân ái; Tôn Ngộ Không là sức mạnh, trí tuệ; SA Tăng là nhẫn nại; Bạch Long Mã cần cù, chịu khó; còn Trư Bát Giới là dục vọng.

Trư Bát Giới có 8 dục vọng gồm: Tham ăn, háo sắc, tham của, ghen ghét và đố kỵ người tài, giả dối và lừa gạt, lười biếng thích nhàn hạ, sợ khổ và sợ khó, cuối cùng là tham công lao.

tru-bat-gioi-5-1682074317.jpg
 
tru-bat-gioi-4-1682074317.jpg
 

Hội tụ nhiều điểm xấu nhưng Phật Tổ Như Lai vẫn khoan dung cho rằng Trư Bát Giới cũng góp công trong hành trình lấy kinh của Đường Tăng. Ngài nói: “Tuy tính ương vẫn còn, sắc tình chưa hết, nhưng dọc đường gánh hành lý có công, gia phong nhà ngươi chức chính quả là Tịnh Đàn Sứ Giả”.

Nói tóm lại, vì căn cơ kém cỏi nên Trư Bát Giới chỉ có thể làm “Bát Giới”, “Ngộ Năng” mà thôi. Người tu luyện nhưng vẫn giữ dục vọng và tính xấu thì mãi mãi không thể thành chính quả.

 

Danh tính nữ sinh kích động bạo lực liên quan vụ trường Chuyên ĐH Vinh, vừa bị CA Nghệ An triệu tập

Một nữ sinh đã bị Công an Nghệ An mời lên làm việc vì đăng tin kích động bạo lực học đường trên mạng xã hội, chia sẻ thông tin chưa xác thực liên quan vụ việc ở trường THPT Chuyên Đại học Vinh.