Khám phá mới

Vụ ly hôn chấn động nhất Sài Gòn thế kỷ 20: Chồng là tiến sĩ luật khoa đầu tiên, thân thế vợ còn choáng hơn

Vụ ly hôn chấn động nhất Sài Gòn thế kỷ 20: Chồng là tiến sĩ luật khoa đầu tiên, thân thế vợ còn choáng hơn

Cuộc ly hôn của cặp đôi này từng là cú sốc cực lớn với người dân Sài Gòn trong thời điểm đó. Lúc bấy giờ họ rất được ngưỡng mộ và đánh giá môn đăng hộ đối.

Vào thế kỷ 20, có một vụ ly hôn gây chấn động cả đất Sài Gòn. Lý do bởi hai nhân vật chính khi đó là hai người có tầm ảnh hưởng rất lớn đến giới tri thức Việt Nam. Người chồng là Vương Quang Nhường – tiến sĩ Luật khoa đầu tiên của nước ta. Trong khi đó, người vợ cũng không hề kém cạnh, thậm chí có phần nổi trội hơn khi là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam có học vấn lúc bấy giờ. Bà chính là Henriette Bùi Quang Chiêu.

nu-bac-si-dau-tien-5
Biệt thự tư gia của bà Henriette Bùi ở số 28 đường Testard (nay là Võ Văn Tần) được bà hiến tặng làm cơ sở cho trường Đại học Y khoa thuộc viện Đại học Sài Gòn, nay là Bảo tàng chứng tích chiến tranh TPHCM. Ảnh: Internet

Henriette Bùi Quang Chiêu (1906 – 2012) là con gái của nghị viên Bùi Quang Chiêu, nhân vật quyền lực nổi tiếng Nam Kỳ thời đó. Ông Bùi Quang Chiêu mang quốc tịch Pháp, là kỹ sư canh nông, chủ tòa soạn báo “La Tribune Indoninoise”. Còn mẹ Henriette Bùi là một người Việt gốc Hoa, con nhà chuyên về đông y. Ở Việt Nam, mẹ Henriette Bùi là một người buôn bất động sản có tiếng, giàu có bậc nhất thời bấy giờ.

nu-bac-si-dau-tien-1
Bác sĩ Henriette thời niên thiếu. Ảnh: Gia đình cung cấp

Sinh ra ở Hà Nội nhưng Henriette Bùi lớn lên ở Sài Gòn và sở hữu bảng thành tích học vấn rất xuất sắc. Bà từng theo học St Paul de Chartres (trường Nhà Trắng ở Sài Gòn). Lên 9 tuổi, Henriette Bùi thi vượt cấp và lấy bằng certificat sớm 2 năm. Bà tiếp tục theo học trường Collège des Jeunes Filles (nay là Trung học Nguyễn Thị Minh Khai) rồi học lên Lycée Marie Curie. Sau này, Henriette Bùi đỗ bằng Certificat d'Études với thứ hạng cao.

Anh trai của Henriette Bùi là Louis Bùi Quang Chiêu, một bác sĩ chuyên về ho lao nổi tiếng tại Sài Gòn. Bản thân bà cũng xem anh trai là thần tượng để mình noi theo. Ước mơ được chữa bệnh cứu người của Henriette cũng được thắp lên từ đây.

nu-bac-si-dau-tien-3
Gia đình ông Bùi Quang Chiêu. ảnh chụp năm 1921 tai Phú Nhuận. Bà Henriette Bùi thứ 2 từ trái sang. Ảnh: Internet

Năm 15 tuổi, Henriette Bùi lên đường sang Pháp du học. Vì thương con gái, cha bà đã phải thuê riêng một người thầy đi cùng để chăm lo sinh hoạt cùng chuyện học hành của con ở xứ người. Chỉ sau một thời gian ngắn, Henriette Bùi đã thông thạo nhiều ngôn ngữ khác nhau, thành tích học tập khiến tất cả phải kiêng nể.

Năm 1926, Henriette Bùi trở thành sinh viên đại học Y khoa Paris, trở thành hiện tượng lạ lúc bấy giờ. Lần đầu tiên trong lịch sử có một người phụ nữ Việt Nam vào học trường đại học danh tiếng của Pháp.

Năm 1932, Henriette Bùi tốt nghiệp. 2 năm sau bà lấy bằng bác sĩ y khoa đầu tiên ở Pháp chuyên về chữa bệnh phụ nữ và trẻ em. Từ đây Henriette Bùi chính thức là nữ bác sĩ đầu tiên của Việt Nam.

nu-bac-si-dau-tien-4
Bác sĩ Henriette Bùi (1906 - 2012). Ảnh: Internet

Năm 1935, Henriette Bùi về nước, được giữ chức trưởng khoa hộ sinh của bệnh viện Sài Gòn. Trong thời gian đó, bà được gia đình mai mối cho luật sư Vương Quang Nhường. Hai bên được đánh giá là môn đăng hộ đối cả về gia thế lẫn học thức.

Nhưng những thứ miễn cưỡng thường không kéo dài được lâu. Chỉ 2 năm sau khi chung sống, Henriette Bùi và Vương Quang Nhường đã quyết định ly hôn. Lúc bấy giờ chuyện cặp đôi này đường ai nấy đi quả thực là cú sốc với dư luận. Thời buổi đó việc ly hôn vẫn là vấn đề gì đó rất động trời, khó có thể chấp nhận được.

nu-bac-si-dau-tien-2
Bác sĩ Henriette Bùi lúc về già (ảnh cắt từ Youtube)

Theo chia sẻ của người trong cuộc, ông Nhường là người rất mẫu mực, hết lòng yêu thương vợ. Nhưng ông lại không thể cảm thông được với nghề nghiệp của vợ. Vì làm ngành y nên Henriette Bùi không thể tránh được những hôm vắng nhà vì bệnh nhân hay cấp cứu đêm khuya. Thấy vợ luôn bận rộn, ông Nhường dần không chấp nhận nổi, cuộc sống vợ chồng họ bắt đầu nặng nề vì thế.

Henriette Bùi quyết định chia tay, chấp nhận điều tiếng, nhưng đổi lại bà sẽ có thời gian dành trọn cho công việc, bệnh nhân. Đây được xem là sự hi sinh lớn lao của một người bác sĩ. Điều đáng quý là sau khi ly hôn, cả bà Henriette Bùi và ông Nhường đều rất văn minh. Họ xem nhau như bạn bè, đối xử tốt với đối phương.