Khám phá mới

Bí ẩn về cái chết của Bao Thanh Thiên, kết quả khám nghiệm di cốt hé lộ sự thật gây sững sờ

Bí ẩn về cái chết của Bao Thanh Thiên, kết quả khám nghiệm di cốt hé lộ sự thật gây sững sờ

Bao Công hay còn gọi là Bao Thanh Thiên, tên thật là Bao Chửng (999 - 1062). Ông người Hợp Phì, Lư Châu (nay là thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc). Vị quan này vốn được sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học, cha ông là Bao Nghi, từng giữ chức đại phu trong triều. Sau khi qua đời, Bao Nghi được phong làm Hình bộ thị lang.

bao-thanh-thien-3

Qua những bộ phim được dựng lại, Bao Công được miêu tả có khuôn mặt đen, trên trán có vầng trăng lưỡi liềm. Ông luôn xuất hiện với vẻ ngoài nghiêm nghị, chính trực.

Bao Chửng nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực được mọi người kính trọng. Khi ông mất, ngay tới Hoàng đế nước Liêu cũng không khỏi tiếc thương đến rơi lệ. Thậm chí, Hoàng đế Tống Nhân Tông đã đích thân làm lễ truy điệu cho Bao Công.

Nghi vấn Hoàng đế hạ độc đại thần?

Vào những năm 70 của thế kỷ trước, quần thể mộ táng của gia tộc họ Bao được giới khảo cổ Trung Quốc tiến hành khai quật. Mộ táng và di cốt của Bao Thanh Thiên cũng được đưa vào nghiên cứu. Trong quần thể mộ táng này, người ta đã phát hiện ra một văn bia trong mộ có ghi chép về cuộc đời của Bao Công. Trên đó có viết đôi dòng về nguyên nhân khiến ông qua đời là do lâm bạo bệnh.

Điều đáng nói, khoảng thời gian từ lúc ông lâm bệnh cho tới khi qua đời chỉ vỏn vẹn có 13 ngày. Những điểm bất thường xung quanh cái chết chóng vánh của Bao Thanh Thiên đã làm dấy lên nhiều nghi ngờ cho người đương thời và cả hậu thế sau này.

bao-thanh-thien-4

Lại nói đến một điểm đáng thắc mắc khác, sau khi phát bệnh đột ngột, Bao Công được Tống Nhân Tông ban cho “thuốc tốt” và qua đời. Không rõ “thuốc tốt” là loại thuốc nào. Chính tình tiết này đã khiến cho các nhà sử học đau đầu trong một thời gian dài với câu hỏi: “Liệu Bao Công có thật sự bị đầu độc mà chết hay không?”. Thậm chí còn có nhiều ý kiến nghi vấn rằng chính Hoàng đế Tống Nhân Tông là người đã ra tay với Bao Chửng.

Tống Nhân Tông được người đời biết đến là một minh quân hiếm có trong lịch sử Trung Hoa. Tuy nhiên, ông lại không có con trai nối dõi. Chính vì thế việc chọn người kế vị trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Cuối cùng, Tống Nhân Tông chọn con trai thứ 13 của Bộc An Ý làm người kế nghiệp. Điều này vấp phải sự phản đối của vị quan họ Bao. Bao Thanh Thiên cho rằng nếu Hoàng đế không có con trai thì nên trả lại cho dòng dõi của Hoàng đế khai quốc nhà Tống là Triệu Khuông Dận.

bao-thanh-thien-2

Năm xưa, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận qua đời, ngai vàng đã được truyền lại cho người em trai ruột của ông là Triệu Quang Nghĩa. Và cả Tống Nhân Tông lẫn Bộc An Ý vương đều thuộc dòng dõi của Triệu Quang Nghĩa. Chính bởi lí do này, nhiều người đã ủng hộ giả thuyết Hoàng đế Tống Nhân Tông ra tay với Bao Chửng vì ông đã can dự quá sâu vào chuyện ngai vị vốn cực kỳ nhạy cảm.

Tuy nhiên, theo ghi chép của các tư liệu lịch sử, Bao Thanh Thiên không hề nhắc tới việc Hoàng đế nên nhường ngôi cho ai, mà ông chỉ thúc giục Hoàng đế nhanh chóng tìm người kế vị. Hơn nữa, Tống Nhân Tông được đánh giá là một đấng quân vương vĩ đại của lịch sử Trung Hoa, sao có thể nhẫn tâm hạ độc trung thần đắc lực bên mình? Lại một giả thuyết khác được đưa ra, nếu không phải Hoàng đế, có khi nào là những thế lực khác từng thù ghét Bao Công làm?

Khám nghiệm di cốt và sự thật được hé lộ

Năm 1973, các nhà khoa học thuộc Phòng nghiên cứu động vật có xương sống và người cổ, Viện Khoa học Trung Quốc, phối hợp với Viện Bảo tàng tỉnh An Huy, đã tiến hành giám định xương của Bao Công trong khu mộ gia tộc. Bằng phương pháp đồng bộ bức xạ với máy Electron- Positron Collider. Kết quả cho thấy hàm lượng các nguyên tố thủy ngân, sắt và canxi trong xương của Bao Công cao hơn nhiều so với xương của người hiện tại. Trong khi đó, hàm lượng chì và thạch tín lại thấp hơn người bình thường.

Chuyên gia Hồ Hân Dân, Viện trưởng Viện bảo tàng tỉnh An Huy đã loại trừ khả năng Bao Công bị trúng độc cấp tính do uống thuốc có chứa thạch tín. Bởi thời xưa, tì sương (thạch tín) và chu sa (thủy ngân) là hai chất được sử dụng chủ yếu để làm thuốc độc.

bao-thanh-thien-1

Về vấn đề hàm lượng thủy ngân cao trong xương của Bao Công, các nhà khoa học đưa ra hai khả năng. Một là khi an táng ông, người ta đã cho vào quan tài nhiều chu sa để ướp giữ thi thể. Chất này xâm thực vào xương dẫn đến hàm lượng thủy ngân tăng cao. Hai là, Bao Chửng từng uống thuốc hay ăn loại thực phẩm có chứa thủy ngân với hàm lượng nhỏ khiến ngộ độc mãn tính.

 

Sau nhiều lần giám định và kiểm tra, các nhà khoa học cuối cùng đã đưa ra kết quả rằng Bao Chửng hoàn toàn không bị đầu độc. Ông ra đi do bạo bệnh đúng như những gì sử sách đã viết.

 

Conan đã lừa độc giả như trẻ con suốt 27 năm qua, fan trung thành cũng chẳng nhận ra 4 sự thật này

(Techz.vn) – Suốt 27 năm xuất hiện, Conan mang đến rất nhiều cảm xúc cho độc giả, dĩ nhiên cũng không tránh khỏi những tranh cãi. Tưởng chừng là bộ truyện tranh lập luyện sắc bén thì hóa ra Conan cũng có những hạt sạn khó lý giải.