Khám phá mới

Tướng duy nhất trong Tam Quốc được La Quán Trung ví như hổ, tài giỏi nhưng cả đời bị Lưu Bị phớt lờ

Tướng duy nhất trong Tam Quốc được La Quán Trung ví như hổ, tài giỏi nhưng cả đời bị Lưu Bị phớt lờ

Là một nhân tài thời Tam Quốc, được cả tác giả La Quán Trung lẫn nhiều khán giả công nhận, nhưng tại sao vị tướng này suốt đời vẫn không được Lưu Bị tin dùng?

Thời Tam Quốc sản sinh ra rất nhiều nhân tài, anh hùng kiệt xuất. Nói đến võ tướng, nhắm mắt cũng có thể kể ra hàng loạt cái tên ấn tượng như Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân… Thế nhưng, chỉ có một nhân vật được La Quán Trung so sánh với hổ, gọi là hổ tướng. Người đó là Mã Siêu (176 – 222).

Mã Siêu tự là Mạnh Khởi, hậu duệ của Phục Ba tướng quân Mã Viện ở đời Đông Hán. Sử sách chép lại, Mã Siêu bắn cung rất giỏi, bách phát bách trúng. Ông luôn là người đi đầu mỗi lần ra trận, gây ấn tượng bởi sự dũng mãnh, thiện chiến.

ma-sieu-3

Nhà Thục Hán lúc bấy giờ có ngũ hổ tướng thì Mã Siêu là một trong số đó, 4 người còn lại là Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung. La Quán Trung đặc biệt ưu ái miêu tả mãnh tướng này như sau: “Mã Siêu viên tướng trẻ tuổi, mặt đẹp như ngọc, mắt sáng như sao, mình hổ tay vượn, bụng beo lưng sói, tay cầm một ngọn giáo dài”.

Trong khi đó, trong “Tam quốc diễn nghĩa”, Mã Siêu được kể là người có sức mạnh muôn người không địch nổi. Ông được Tào Tháo và Dương Phụ ví như Lã Bố tái thế. Về phần Gia Cát Lượng thì dành lời khen khi so sánh vị tướng này với Bành Việt, Kình Bố.

Mã Siêu đáng gờm đến mức từng bất phân thắng bại với Tào Tháo, lại được xây dựng hình ảnh khôi ngô, tuấn tú. Nhưng vì sao vị tướng này vẫn không được Lưu Bị tin tưởng và trọng dụng? Câu trả lời nằm ở chính cuộc đời của Mã Siêu. Ông có 5 vật cản khiến bản thân khó lòng chiếm được sự tin dùng từ bậc quân chủ.

ma-sieu-1

Thứ nhất, xuất thân nổi tiếng. Chính thân thế từ gia tộc danh giá, hậu duệ của tướng Mã Viện nhà Đông Hán đã khiến Mã Siêu xa cách Lưu Bị. Nên nhớ Lưu Bị đi lên từ một gia đình nghèo khó. Ông khó lòng trọng dụng một người có nền tảng quá đối lập mình.

ma-sieu-4

Thứ hai, vết nhơ quá khứ. Trước đây Mã Siêu từng trở mặt với Trương Lỗ và gửi thư xin hàng Lưu Bị. Dù chấp nhận cho về dưới trướng nhưng Lưu Bị sẽ không bao giờ quên được điều đó. Làm một bậc quân chủ, kị nhất là kẻ phản bội, bất trung. Đó là lý do dù được Lưu Bị cử đi chiến đấu, Mã Siêu cũng chẳng bao giờ đảm nhận vị trí tướng quân chủ lực.

ma-sieu-2

Thứ ba, tội bất hiếu. Mã Siêu mang tiếng xấu là kẻ bội bạc, sẵn sàng đẩy gia đình vào chỗ tử. Năm xưa khi dẫn quân tấn công Tào Tháo, cha ông là Mã Đằng đang làm quan nhà Đông Hán. Vì con trai nổi dậy mà Mã Đằng bị giết, tru di tam tộc.

Năm đó gia tộc Mã Siêu có hơn 200 người tử nạn, chỉ có Mã Siêu và Mã Đại trốn được về Lũng Thượng, nương nhờ Trương Lỗ. Nhưng bấy giờ có người nhắc nhở Trương Lỗ rằng Mã Siêu dám bỏ rơi người thân, chưa chắc đã đối xử tốt với con gái ông. Thế nên cuộc hôn nhân đó cũng bị hủy bỏ. Về phần Lưu Bị, biết được chuyện này, ông khó lòng xem trọng Mã Siêu.

ma-sieu-5

Thứ tư, tội bất nhân. Nhìn Mã Siêu oai hùng như vậy, nhưng lật dở từng tí một mới thấy vị tướng này có quá nhiều góc khuất xấu xí. Năm xưa chiếm được Ký Thành, quân của Mã Siêu đã giết chết Lương Châu thứ sử - Vi Khang. Không chỉ vậy, vị tướng này còn giết cả mẹ và con của Khương Tự, cuồng sát người dân trong thành. Đây là điểm trừ rất lớn trong mắt Lưu Bị.

ma-sieu-6

Thứ năm, tội bất nghĩa. Lưu Bị có một vị quan dưới trướng là Bành Dạng. Người này từng bị giáng chức vì tội kiêu ngạo, tự đắc. Khi chuẩn bị lên đường đi nhận chức thái thú Giang Dương, Bành Dạng có ghé qua thăm Mã Siêu. Nghe đối phương nói lời tham vọng, hổ tướng này lo sợ điều đó khiến bản thân liên lụy khi chỉ vừa về hàng Thục chưa lâu. Thế nên sau khi Bành Dạng đi không lâu, Mã Siêu đã cho người mật báo với Lưu Bị. Cuối cùng Bành Dạng bị bắt, xử tử.

Có thể việc làm của Mã Siêu là bảo vệ bản thân, thể hiện sự trung thành với Lưu Bị, nhưng lại bị xem là phản bội bạn bè.