Khám phá mới

Việt Nam thuộc triều đại nào thời đại mỹ nhân Tây Thi? Bất ngờ tên gọi và tình hình nước ta khi đó

Việt Nam thuộc triều đại nào thời đại mỹ nhân Tây Thi? Bất ngờ tên gọi và tình hình nước ta khi đó

Khi đại mỹ nhân của Trung Quốc – Tây Thi “làm mưa làm gió” cả thiên hạ, Việt Nam chúng ta đang trong giai đoạn nào? Đây hẳn là thắc mắc của khá nhiều người.

Trong văn hóa Trung Quốc có tứ đại mỹ nhân nổi tiếng hàng nghìn năm. Tây Thi là đại mỹ nhân bước ra từ thời Xuân Thu. Người phụ nữ này còn được gọi là Tây Tử, Thi Di Quang, con gái một thôn nữ họ Thi ở Trữ La, Gia Lãm (thuộc nước Việt thời Xuân Thu, nay là tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc).

tay-thi-1
Tranh minh họa Tây Thi. Ảnh: Internet

Tây Thi sở hữu vẻ đẹp danh bất hư truyền, khiến chim sa cá lặn. Tương truyền, vẻ đẹp của Tây Thi còn ảnh hưởng đến cả tình hình đất nước. Bằng chứng là nàng làm theo kế của Phạm Lãi, đến nước Ngô mê hoặc Ngô vương – Ngô Phù Sai, qua đó giúp Việt Vương Câu Tiễn phục quốc. Một nước Ngô hùng mạnh cuối cùng lại lụi bại vì nhan sắc một mỹ nhân. Câu chuyện này cũng trở thành huyền thoại nổi tiếng, nhắc đến trong các điển tích Trung Hoa và bằng chứng cho câu nói: “Anh hùng khó qua ải mỹ nhân”.

tay-thi-2
Tây Thi là mỹ nhân có một không hai trong lịch sử Trung Quốc. Ảnh: Internet

Thông tin về Tây Thi không quá rõ ràng. Chúng ta cũng không biết nàng ta sinh và mất năm nào. Chỉ biết Tây Thi là người thôn Tây nên có chữ Tây trong tên, sống vào thời Việt Vương Câu Tiễn (? – 465 TCN).

Lật dở lịch sử nước Việt, lúc bấy giờ Việt Nam đang ở Kỷ Hồng Bàng (2879 – 179 TCN). Một số sách cổ sử cho biết, khi này các tộc người Việt cổ (Bách Việt) sống ở Lĩnh Nam và hình thành nên nhà nước Xích Quỷ. “Đại Việt sử ký toàn thư” thì chép rằng, Xích Quỷ là quốc hiệu đầu tiên của nước ta. Nó có từ khi vua Kinh Dương Vương cai trị nước ta. Xích Quỷ theo từ điển Hán Việt có nghĩa là ngôi sao sắc đỏ mang màu sặc sỡ nhất trong “nhị thập bát tú" trên bầu trời. Kinh Dương Vương cũng được xem như thủy tổ của người Việt, hình thành nên nhà nước sơ khai đầu tiên của người Việt. Sau này, ông nhường ngôi cho con trai Lạc Long Quân (Sùng Lãm).

xich-quy-2
Tranh minh họa Kinh Dương Vương. Ảnh: Internet

Tuy nhiên không có bằng chứng khảo cổ nào đủ để chứng minh nhà nước Xích Quỷ thực sự từng tồn tại. Nó được cho là huyền thoại giống thời kỳ Tam Hoàng Ngũ Đế của Trung Quốc. Nhiều khả năng các nhóm tộc Việt chỉ liên minh lại với nhau để trao đổi buôn bán chứ không phải nhà nước thống nhất.

Đến thời Xuân Thu – Chiến Quốc, các nước Sở, Tần ở phương Bắc liên tục gây sức ép đến lãnh thổ nước ta. Thêm vào đó, số người Hoa Hạ chạy tị nạn chiến tranh xuống cũng khiến các tộc người Việt cổ bị mất nơi ăn, chốn ở. Thời điểm đó, một số bộ tộc Việt còn bị đồng hóa vào người Hoa Hạ. Đặc biệt, vào thời Tần Thủy Hoàng, lãnh thổ Trung Hoa đã trải rộng xuống tận ven biển phía nam Quảng Đông.

xich-quy-3
Hiện nay, lăng mộ và đền thờ Kinh Dương Vương tọa lạc tại làng Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Dân Việt

Chính từ những biến động kể trên mà cuối cùng liên minh của các tộc người Việt dần tan rã. Từ thế kỷ 8 TCN trở đi, các tộc người Việt chia nhau sống ở miền Nam sông Dương Tử, hình thành nên nhiều nhà nước khác nhau như: Nước Việt, Văn Lang, Việt Thường, Nam Việt, Âu Lạc, Quỳ Việt, Mân Việt, Đông Việt…

Thế nhưng, các vương triều của người Hoa Hạ tại miền Bắc sông Dương Tử đã dần dần thôn tính các bộ tộc người Việt. Một phần còn lại họ lại tự nội chiến với nhau nên dần suy yếu. Vào thế kỷ I TCN, trong thời kỳ nhà Hán, tất cả các nước Việt đều bị thôn tính.