Khám phá mới

2 trường hợp ngoại lệ khi phong hàm Đại tướng của Quân đội Việt Nam: Là tướng kiệt xuất, toàn tài trong lịch sử

2 trường hợp ngoại lệ khi phong hàm Đại tướng của Quân đội Việt Nam: Là tướng kiệt xuất, toàn tài trong lịch sử

Cho đến nay, 2 người này vẫn là trường hợp ngoại lệ hiếm có của Quân đội nhân dân Việt Nam trong việc phong Quân hàm Đại tướng. Họ là những anh hùng kiệt xuất, nhân vật tên tuổi của lịch sử nước nhà.

Đến thời điểm hiện tại, Quận đội nhân dân Việt Nam có 16 vị Đại tướng. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Đại tướng là chức vụ của tướng lĩnh cấp cao, cấp bậc sĩ quan cao nhất trong hệ thống Quân hàm Quân đội nhân dân Việt Nam, có cấp hiệu 4 ngôi sao vàng.

Điều 88 Hiến pháp Việt Nam 2013 quy định, quân hàm Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam do Chủ tịch nước, kiêm Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia quyết định phong cấp. Chỉ có các sĩ quan cấp cao giữ các chức vụ như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị được phong quân hàm Đại tướng.

Tuy nhiên, tính đến hiện tại Việt Nam có 2 trường hợp ngoại lệ, nhận quân hàm Đại tướng khi không giữ 1 trong 3 chức vụ kể trên. 2 người đó là Đại tướng Hoàng Văn Thái và Đại tướng Lê Đức Anh.

Đầu tiên, đồng chí Hoàng Văn Thái. Ông sinh năm 1915, mất năm 1986. Sinh thời, đồng chí được phong hàm Đại tướng vào năm 1980, khi đang là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Phó Tổng Tham mưu trưởng. Ông cũng là Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam từ 1945 – 1954, là Quyền Tổng Tham mưu trưởng một thời gian ngắn 1954 và 1974.

dai-tuong-1
Đại tướng Hoàng Văn Thái. Ảnh tư liệu

Năm 30 tuổi, đồng chí Hoàng Văn Thái đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao trọng trách quan trọng là thành lập Bộ Tổng Tham mưu. Chính vị tướng này đã góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang của Hà Nội trong “60 ngày đêm khói lửa”.

Tên tuổi tướng Hoàng Văn Thái in dấu trong những chiến thắng đình đám của quân và dân ta như Chiến dịch Biên giới (1950), Trung du, Hoàng Hoa Thám, Hà Nam Ninh, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào. Tại chiến trường Điện Biên Phủ, đồng chí Hoàng Văn Thái là người kề vai sát cánh, cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy, tham mưu. Sau này, ông tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, chiến dịch Hồ Chí Minh.

dai-tuong-2
Đại tướng Hoàng Văn Thái thăm bộ đội pháo cao xạ năm 1958. Ảnh tư liệu

Người thứ hai là trường hợp ngoại lệ khi phong hàm Đại tướng là đồng chí Lê Đức Anh. Ông được nhận hàm Đại tướng vào năm 1984, khi đang là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia.

dai-tuong-5
Đại tướng Lê Đức Anh. Ảnh: Báo Nhân Dân

Đại tướng Lê Đức Anh (1920 – 2019), là người lãnh đạo đất nước giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới, và là một vị tướng được đánh giá toàn tài trong thời chiến. Đồng chí Lê Đức Anh dành cả cuộc đời cống hiến cho dân tộc không biết mệt mỏi. Ông từng chinh chiến từ Bắc vào Nam, 2 lần đi tàu không số năm 1063 và năm 1973.

dai-tuong-4
Đồng chí Lê Đức Anh - Tư lệnh Quân khu 9 thăm động viên các chiến sĩ của Tiểu đoàn tăng - thiết giáp, Quân khu 9 tháng 5.1976. Ảnh tư liệu

Chưa hết, vị tướng này còn đích thân chỉ huy nhiều chiến dịch lớn như Tổng tiến công mùa Xuân 1968, Chiến dịch Hồ Chí Minh, là người chỉ huy cánh quân Tây Nam đánh vào Sài Gòn vào tháng 4/1975. Sau này, chính đồng chí Lê Đức Anh trở thành Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia. Đến khi nghỉ hưu, ông vẫn không ngừng cống hiến, đưa ra nhiều ý kiến đóng góp cho Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là về chính sách đối ngoại.