Khám phá mới

Vị tướng quân đội đặc biệt nhất: Đi lên từ lính nghĩa vụ, 26 tuổi là anh hùng, 40 tuổi được phong tướng

Vị tướng quân đội đặc biệt nhất: Đi lên từ lính nghĩa vụ, 26 tuổi là anh hùng, 40 tuổi được phong tướng

Trong số các vị tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, có lẽ Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu là trường hợp độc đáo bậc nhất. Năm 17 tuổi ông nhập ngũ, bắt đầu với vai trò một người lính nghĩa vụ trong lực lượng lục quân. Nhưng anh binh nhì năm nào sau này lại liên tiếp lập chiến công, trải qua nhiều trận chiến khốc liệt và liên tiếp thăng tiến trong sự nghiệp.

thuong-tuong-nguyen-huy-hieu-1
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu - Nguyên Uỷ viên Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam ( 1998 - 2011), nguyên Phó tổng tham mưu trưởng (1995 -1998). Ảnh: Tạp chí Việt Đức

Sinh năm 1947, tới năm 26 tuổi người đàn ông này đã nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang. 27 tuổi ông đã đứng trong năm cánh quân chủ lực tiến vào giải phóng Sài Gòn. Tướng Nguyễn Huy Hiệu đã trải qua hầu hết các vị trí cấp trưởng trong quân đội, nhận nhiều trọng trách quan trọng. Năm 40 tuổi, ông được phong hàm Thượng tướng, trở thành vị tướng trẻ nhất của quân đội ta vào thời điểm đó.

thuong-tuong-nguyen-huy-hieu-8
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu là người nhận hàm tướng năm chỉ mới 40 tuổi. Ảnh: Dân Trí

Cuộc đời của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu đã trải qua rất nhiều trận đánh, trong đó ông tự hào nhất khi được tham gia 4 chiến dịch lớn: chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào 1971, Chiến dịch Quảng Trị 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh tháng 4/1975.

thuong-tuong-nguyen-huy-hieu-6
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu (người ngoài cùng bên trái) Sư đoàn trưởng Sư 390 cùng chỉ huy Trung đoàn 27 anh hùng. Ảnh tư liệu

Đi qua những năm tháng bom đạn, chứng kiến không biết bao nhiêu mất mát, đau thương, tướng Nguyễn Huy Hiệu cho biết, thế hệ của ông ra trận không ai nghĩ mình sẽ là anh hùng, là tướng. Thứ duy nhất mà những người lính năm xưa nghĩ đến khi cận kề sinh tử là nguyện hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, hạnh phúc của đồng bào.

thuong-tuong-nguyen-huy-hieu-5
Từ trái sang phải: Em Phước, Chính uỷ Trịnh Văn Thư, má Sáu Ngẫu, Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu và em Đức. Ảnh tư liệu

Không chỉ là một vị tướng dũng cảm trên chiến trường, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu còn gây ấn tượng bởi loạt thành tích có một không hai của mình. Ông từng là người nước ngoài đầu tiên được Viện Hàn lâm Khoa học quân sự Liên bang Nga trao bằng Viện sĩ. Vị tướng này cũng là người Việt Nam đầu tiên nhận bằng Viện sỹ về nghệ thuật chiến tranh Quảng Trị.

thuong-tuong-nguyen-huy-hieu-4
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu nhận bằng Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Quân sự Liên Bang Nga. Ảnh tư liệu

Cũng chính chiến trường Quảng Trị sau này được Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu xem như quê hương thứ hai. Ông đứng ra vận động mọi người lo cho các liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ gặp khó khăn. Hàng năm, Thượng tướng và người bạn đời là Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lại Thị Xuân lại cùng nhau về Quảng Trị, đứng trước dòng sông Thạch Hãn để tưởng niệm đến những người lính đã nằm lại nơi đây, tự nhắc nhở phải có trách nhiệm với đồng đội đã hy sinh.

Theo Tổ Quốc, Tiền Phong

 

Danh tính vị thống soái khai sinh ra đất Sài Gòn, hé lộ bất ngờ về người đề nghị đổi tên thành TP.HCM

Sài Gòn chính thức mang tên Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1976. Có bao giờ bạn thắc mắc ai là người đã tìm thấy vùng đất này đầu tiên? Ai là người đưa ra ý tưởng đổi tên thành phố?