Khám phá mới

5 loài động vật vẫn sống tốt trên Trái đất dù thảm họa hạt nhân xảy ra, 1 loài rất phổ biến ở Việt Nam

5 loài động vật vẫn sống tốt trên Trái đất dù thảm họa hạt nhân xảy ra, 1 loài rất phổ biến ở Việt Nam

 

Thời đại ngày nay, điều con người lo sợ nhất có lẽ là thảm họa hạt nhân. Một khi nó xảy ra, Trái đất dường như bị bấm nút “Reset” lại tất cả, con người chắc chắn sẽ biến mất, nhường chỗ cho thời kỳ mới? Người bình thường chúng ta không có khả năng chống bức xạ cần thiết, nhưng có nhiều loài động vật lại sở hữu nó. Chúng sẽ là những loài còn sót lại trên Trái đất nếu thảm họa hạt nhân xảy ra. Dưới đây là 5 loài động vật có sức sống mãnh liệt, bất chấp thảm họa hạt nhân.

Bọ cạp

Bọ cạp là động vật không xương sống, có 8 chân, đuôi sở hữu nọc độc. Chúng là một trong những sinh vật sở hữu khả năng chịu đựng cừ nhất Trái đất. Giới khoa học tin rằng bọ cạp có thể chịu đựng các cuộc tấn công hạt nhân tốt hơn những loài khác. Điều đó dựa trên việc bọ cạp chịu được bức xạ Mặt trời – tia cực tím ở mức độ cao. Chúng thậm chí còn phát sáng trong màn đêm.

loai-dong-vat-ton-tai-bat-chap-tham-hoa-hat-nhan-1

Bọ cạp xuất hiện trên Trái đất từ hàng triệu năm trước và hiện vẫn sinh sôi nảy nở tốt. Với hình dáng cơ thể của mình, bọ cạp có thể lẩn trốn trong các vết nứt, hang đá. Chúng gần như không hề thay đổi ngoại hình trong suốt quá trình tiến hóa.

Ruồi giấm

Ruồi giấm chuyên được sử dụng trong các thí nghiệm. Chúng có vai trò lớn trong sinh học. Có thể bạn không biết, cơ thể nhỏ bé giúp ruồi giấm có thể chịu được lượng bức xạ khoảng 64.000 rads, gấp nhiều lần so với con người.

loai-dong-vat-ton-tai-bat-chap-tham-hoa-hat-nhan-2

Ruổi giấm có vòng đời 30 ngày, và nếu thảm hoạt hạt nhân xảy ra, chúng vẫn sẽ sống hết vòng đời của mình như bình thường. Thậm chí nghiên cứu của Viện Vật lý và Công nghệ Mátxcơva cho rằng với liều bức xạ gamma thấp, ruồi giấm không chết mà còn gia tăng tuổi thọ. Lý do khiến loài này bỏ mạng sau khi thảm họa xảy ra là vì chúng không có trái cây để ăn.

Ong bắp cày Braconidae

Ong bắp cày Braconidae, còn gọi là ong ký sinh Braconid có kích thước bé nhỏ, chưa đến 15mm. Thế nhưng chúng là một trong những động vật cứng cáp nhất hành tinh, có thể chịu bức xạ gấp 300 lần so với con người (chịu được mức 180.000 rads). Nên nhớ bom hạt nhân nổ ở Hiroshima có lượng bức xạ là 10.000 rads mà thôi.

loai-dong-vat-ton-tai-bat-chap-tham-hoa-hat-nhan-3

Cá Mummichog

Cá Mummichog đặc biệt ở chỗ chúng thích sống trong môi trường thiếu oxy, bẩn thỉu, nhiễm hóa chất. Chúng ta có thể bắt gặp loài cá kỳ lạ này ở Đại Tây Dương, ngoài khơi biển Hoa Kỳ hay Canada. Cá Mummichog là loài cá duy nhất của hành tinh được gửi lên không gian vào năm 1973. Quá trình quan sát cho thấy chúng vẫn sinh sản bình thường. Chừng đó đủ cho thấy Mummichog có khả năng thích nghi tốt như thế nào. Chúng có thể chịu được mọi thành phần hóa học, mọi nhiệt độ, mọi hàm lượng muối. Nếu cần thiết, loài cá này thậm chí còn có thể tự “thiết kế” lại cơ thể mình.

loai-dong-vat-ton-tai-bat-chap-tham-hoa-hat-nhan-4

Kiến

Kiến là loài côn trùng phổ biến bậc nhất trên thế giới. Chúng sống thành những tập đoàn, siêu tập đoàn và có tính đoàn kết lớn. Kiến có thể sống trong mọi điều kiện thời tiết, nóng nực như Sahara, dưới các đại dương hay những nơi nhiệt độ chênh lệch lớn, khắc nghiệt… Cũng  nhờ khả năng thích ứng tốt như vậy mà kiến có thể tồn tại rất “dai” trên Trái đất.

loai-dong-vat-ton-tai-bat-chap-tham-hoa-hat-nhan-5

Ngoài ra, loài kiến có khả năng phát hiện thàn viên bị bệnh. Một khi tìm ra, chúng sẵn sàng hi sinh những con kiến bị bệnh để ngăn chặn dịch bệnh lây lan khắp đàn.

 

Nóng: Người dân Hội An phát hiện động vật quý hiếm trong Sách đỏ, được pháp luật bảo vệ mức độ cao nhất

Phát hiện loại động vật quý hiếm đang mắc vào hàng rào nhà mình, người đàn ông này đã gỡ nó ra rồi bàn giao cho lực lượng chức năng. Đây được xác định là loài quý hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng.