Khám phá mới

Thành phố nào nằm ở giữa hai lục địa, được mệnh danh là 'ngã tư của nền văn minh Đông - Tây'?

Thành phố nào nằm ở giữa hai lục địa, được mệnh danh là 'ngã tư của nền văn minh Đông - Tây'?

Thành phố duy nhất trên thế giới nằm ở hai lục địa trong hàng ngàn năm đã giữ vững vị thế trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Địa Trung Hải.

Trên thế giới hiện nay chỉ có một thành phố duy nhất có vị trí địa lý nằm ở hai châu lục, đó là thành phố Istanbul. Nó trải dài hai bờ phía nam eo biển Bosphorus, đầu gối lên châu Âu, chân duỗi vào châu Á. Chính vì vị trí đặc biệt như vậy nên trong lịch sử nơi đây đã không ít lần "đổi chủ". 

Cụ thể, ban đầu người Mecca thống trị và xây dựng lên Istanbul vào thế kỷ 7 TCN nhưng vài thế kỷ sau đó, Macedonia và đế quốc La Mã lần lượt xâm chiếm nơi đây vì lợi thế là cửa ngõ của Địa Trung Hải và Tây Á. Đến năm 1453, người Thổ Nhĩ Kỳ trở thành chủ mới của thành phố này và chính thức đổi tên nó thành Istanbul, dời thủ đô của Osman về đây. Dù sau này Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục dời thủ đô từ Istanbul về Ankara vào năm 1923 thì đây vẫn là thành phố và cảng lớn nhất của quốc gia này.

Istanbul được mệnh danh là "thủ đô văn hóa châu Âu" năm 2010 và là 1 trong 5 thành phố du lịch hấp dẫn nhất thế giới vào năm 2012. Nơi đây có rất nhiều công trình độc đáo như thánh đường Blue Mosque - một trong những biểu tượng lâu đời nhất của Istanbul; Bảo tàng Hagia Sophia - công trình được hoàng đế La Mã Justinianus dày công đầu tư; "Thành phố dưới lòng đất" Basilica Cistern;... 

Trong giao thông vận tải, Istanbul đóng vai trò quan trọng khi nối liền Âu - Á, là trạm cuối cùng và trạm khởi hành của hai chuyến tàu đến từ Paris và Tây Á. Trong quá khứ nó còn từng là điểm dừng quan trọng trên “Con đường tơ lụa” để đi đến La Mã. Do đó mà nó được mệnh danh là “Ngã tư của nền văn minh Đông - Tây”. Ngày nay, Istanbul là địa điểm thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch mỗi năm, gây ấn tượng mạnh mẽ vì sự sầm uất, tấp nập và sự xem trọng giá trị văn hóa lịch sử phong phú của đất nước mình.