Đời sống

Nữ người mẫu phục vụ cho Hitler là nỗi ám ảnh của tù nhân Do Thái vì sự tàn bạo không ai sánh bằng

Nữ người mẫu phục vụ cho Hitler là nỗi ám ảnh của tù nhân Do Thái vì sự tàn bạo không ai sánh bằng

Nỗi ám ảnh của các tù nhân Do Thái mang tên 'Mad Jenny' đến nay vẫn khiến người ra khiếp sợ mỗi khi nhắc đến. 

Trong Thế chiến thứ hai, có tới 55.000 lính canh trong các trại tập trung của Đức Quốc xã với 3.700 nữ giới. Nữ người mẫu Jenny-Wanda Barkmann là một trong số đó. Nữ quản giáo này có một tuổi thơ bình thường, một số nguồn tin cho rằng cha của cô là một công nhân đóng tàu, mẹ là nội trợ. Sở hữu ngoại hình xinh đẹp, thông minh và có đôi phần mong manh, Barkmann tận dụng lợi thế của mình để trở thành người mẫu thời trang. Thế nhưng, tất cả đã thay đổi sau khi cô ta quyết tâm trở thành quản ngục trong trại tập trung Stutthof ở Gda-sk, Ba Lan.

Jenny-Wanda Barkmann trở thành nữ quản ngục tại trại tập trung Stutthof ở Gda-sk, Ba Lan

Adolf Hitler trở thành Thủ tướng Đức trước khi Barkmann 11 tuổi và năm cô 16 thì Đức Quốc xã liên tiếp thực hiện các cuộc tấn công nhắm đến người Do Thái. Hitler xâm chiếm Ba Lan và bắt đầu Thế chiến II đã khiến cho chiến tranh kéo dài. Điều đó cũng tác động đến dự định tương lai của Barkmann. Thay vì trở thành người mẫu thời trang, cô ta vào năm 1944, khi bước sang tuổi 21, đã ứng tuyển làm Aufseherin (còn gọi là nữ quản ngục) tại trại tập trung Stutthof ở Gda-sk, Ba Lan, nhanh chóng được nhận. 

Adolf Hitler

Kể từ đây, nỗi ám ảnh mang tên "bóng ma xinh đẹp" của các tù nhân Do Thái chính thức bắt đầu. Ngay những ngày đầu tiên làm việc, Barkmann đã cho thấy sự "nghiêm túc" của mình. Cô ta đánh đập tù nhân không thương tiếc bất kể tuổi tác, thường xuyên đưa phụ nữ và trẻ em - những người quá yếu ớt để làm việc - vào phòng hơi ngạt. Số lượng nạn nhân của "Mad Jenny" cho đến nay vẫn không thể thống kê một cách chính xác, có tư liệu nói rằng cô ta có liên quan đến cái chết của hàng trăm tù nhân, chưa kể hàng chục tù nhân nữ quản ngục độc ác này tự tay giết.

Tháng 4/1945, Adolf Hitler tự sát ở Berlin và quân Đức đầu hàng vào 1 tháng sau đó. Barkmann nhanh chóng chạy trốn khỏi Stutthof và trở thành một trong những tội phạm Đức Quốc xã bị truy nã gắt gao nhất. Thế nhưng sau 4 tháng lẩn trốn, Barkmann vẫn bị bắt lại khi người ta tìm thấy hình ảnh trong hồ sơ cá nhân của cô ta được lưu giữ trong trại tập trung, cộng thêm việc nhiều tù nhân ấn tượng sâu sắc với nữ quản ngục tàn bạo này. Cô ta bị một đội tuần tra quân sự tại nhà ga xe lửa Gdansk bắt được khi đang chuẩn bị rời khỏi Ba Lan.

jenny4
Jenny-Wanda Barkmann (ngồi sau bên phải) tại phiên xét xử

Trong suốt quá trình thẩm vấn, Barkmann luôn khẳng định mình đối xử tốt với các tù nhân, thậm chí còn giúp đỡ nhiều người thoát chết. Cách cư xử khiêm tốn của cô ta khiến cho hạ sĩ người Do Thái của quân đội Ba Lan tên Joseph Lyas trở nên đồng cảm. Thế nhưng, anh đã nhanh chóng thức tỉnh khi xem tài liệu của vụ án về Barkmann với những bức ảnh rùng rợn về các nạn nhân của ả. Cảm xúc đồng cảm dần trở thành phẫn nộ, viên hạ sĩ quyết để kẻ thủ ác phải đền tội. 

Hành quyết công khai các nhân viên trại tập trung Stutthof vào ngày 4 tháng 7 năm 1946 bằng hình thức treo cổ ngắn . Ở phía trước, từ trái sang phải, là các nữ giám thị trại Jenny-Wanda Barkmann , Ewa Paradies , Elisabeth Becker , Wanda Klaff và Gerda Steinhoff

Trong phiên tòa xét xử Barkmann, bất chấp lời làm chứng của hàng chục người sống sót ở Stutthof, luật sư của Barkmann vẫn cố bao biện cho cô ta bằng lập luận cô ta bị bệnh tâm thần và không có lý do gì để ghét bất cứ ai. Thái độ không hối lỗi cùng tràng cười khinh khỉnh của cô ta làm ai nấy đều phẫn nộ. Lời cuối cùng mà "bóng ma xinh đẹp" của Đức Quốc xã nói trước tòa là: "Cuộc sống thực sự là một niềm vui lớn, và niềm vui, như một quy luật, không kéo dài lâu". Barkmann cùng với 10 tội phạm chiến tranh khác bị hành quyết trên Đồi Biskup gần Gdansk vào sáng sớm ngày 4/7/1946với sự chứng kiến của hơn 200 nghìn người.