Điện thoại

Oppo, Vivo "hụt hơi" ngay trên sân nhà: Vì đâu nên nỗi?

Oppo, Vivo

Huawei, Oppo, Vivo và Xiaomi đã có mức tăng trưởng mạnh mẽ qua từng năm, song nhiều chuyên gia thị trường cảnh báo rằng Oppo và Vivo có thể mất đi thị phần của mình khi người dùng ngày càng biết chọn lựa sản phẩm hơn.

Năm 2017, Huawei, Oppo, Vivo, Xiaomi và Apple là 5 hãng smartphone lớn nhất Trung Quốc với thị phần lần lượt là 19%, 18%, 17%, 12% và 11%, trong đó 3 cái tên đầu tiên có mức tăng trưởng 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Oppo, Vivo đều cùng một công ty mẹ là BBK Electronics. Cả 2 được xem là những cái tên tích cực khi thường xuyên mở rộng điểm bán lẻ trên khắp địa phương, trong khi Huawei hay Xiaomi tập trung vào bán hàng qua mạng.

"Chiến lược offline" đã giúp Oppo và Vivo mở rộng thị phần ở phân khúc tầm trung giá rẻ, người dùng bị thu hút bởi thiết kế đẹp, nhiều tính năng thông minh và sạc nhanh.

Tuy nhiên, nếu tính theo từng tháng trong năm 2017 thì cả Oppo và Vivo đều trên đà suy giảm. Thống kê từ một số nhà phân tích cho biết cả 2 bán được tổng cộng 15 triệu smartphone trong tháng 1/2017, nhưng đến tháng 12 thì chỉ bán được 11 triệu máy, giảm đến 27%. Một áp lực cạnh tranh không hề nhỏ.

Một thị trường lớn như Trung Quốc thực sự là cơ hội cho nhiều cái tên cùng gia nhập và cạnh tranh. Oppo và Vivo hiện có hơn 240.000 cửa hàng bán lẻ, không chỉ trải dài trên các thành phố lớn mà còn ở các thành phố nhỏ, để bán sản phẩm trực tiếp đến tay người dùng, đối tượng không có khả năng mua iPhone nhưng vẫn muốn có một chiếc smartphone đẹp, giá tốt. Tóm lại, Oppo và Vivo đã có mặt ở ngay nơi mà khách hàng cần họ.

Theo Ejinsight, giữa sự thành công của Oppo và Vivo, những đối thủ như Huawei, Xiaomi cũng bắt đầu thúc đẩy mạng lưới bán hàng offline của mình. Ví dụ như Xiaomi đã công bố kế hoạch mở 1.000 cửa hàng trên khắp Trung Quốc trong 3 năm với mục tiêu đạt doanh thu 70 tỷ nhân dân tệ (11 tỷ USD), Huawei cũng dần cải thiện chuỗi bán lẻ của mình.

Nhờ sự mở rộng ấy mà người dùng ở các thành phố nhỏ có thể trải nghiệm, so sánh và mua sản phẩm trực tiếp tại các cửa hàng bán lẻ gần nhà. Khi được tận tay trải nghiệm, họ mới thấy những ưu điểm mà điện thoại mới, thương hiệu khác mang đến còn điện thoại cũ của họ không có.

Đó là lý do khiến doanh thu Oppo và Vivo tăng trưởng, song với động thái tương tự của Huawei hay Xiaomi, Oppo và Vivo cần phải dè chừng, xem xét chiến lược nếu không muốn đánh mất thị phần vào tay đối thủ. Họ cần mang đến những sản phẩm chất lượng hơn, cải thiện hình ảnh thương hiệu và tăng cường sự hiện diện để có được lợi thế cạnh tranh cao nhất.

Theo: Vnreview 

 

Vivo Y91 màn hình giọt nước, camera kép ra mắt với giá 4 triệu đồng

(Techz.vn) Mẫu smartphone Vivo Y91 mới đây đã ra mắt tại thị trường Philippines, nó có màn hình giọt nước, camera hỗ trợ AI Face Beauty cùng mức giá khá...