Khám phá mới

Người Việt Nam duy nhất giành giải Nobel, là niềm tự hào của cả châu Á nhưng kiên quyết từ chối

Người Việt Nam duy nhất giành giải Nobel, là niềm tự hào của cả châu Á nhưng kiên quyết từ chối

Cuối thế kỷ 19, ở Stockholm, Thụy Điển có một gia đình giàu truyền thống về nghề kỹ sư. Con của họ là Alfred Nobel sinh ra đã có tư chất thông minh, lớn lên làm nhà hóa học, phát minh và sản xuất ra nhiều vũ khí. Nobel chính là “cha đẻ” của thuốc nổ cũng như các loại vật liệu nổ khác và trở thành tỷ phú thời đó cũng nhờ mua bán những sáng chế của mình.

Lo sợ người đời sau sẽ chỉ trích mình vì việc sản xuất vũ khí, Alfred Nobel sau đó đã quyết để ra 94% tài sản để lập ra 5 giải Nobel.  Từ năm 1901, các lễ trao giải thường niên bắt đầu được tổ chức, được đánh giá là giải thưởng cao quý bậc nhất.

nobel-1686713843.jpg
 

Trong số đó, Nobel Hòa Bình có tầm ảnh hưởng rất lớn. Có một người Việt Nam từng được trao giải này, nhưng lại từ chối không nhận. Đó chính là nhà ngoại giao, nhà cách mạng lỗi lạc Lê Đức Thọ.

Ông Lê Đức Thọ tên thật là Phan Đình Khải, quê tại Nam Định. Ông là một trong những chính khách nổi tiếng của thế kỷ 20. Năm 1973, đồng chí Lê Đức Thọ cùng Kissinger bước vào cuộc đàm phán Paris để mang lại hòa bình, thống nhất cho Việt Nam. Ở sự kiện này, người Việt Nam muốn phía Mỹ chấm dứt các hành động gây chiến tại lãnh thổ nước ta, để có thể thống nhất cả nước. Trong khi đó, Mỹ lại muốn giành chiến thắng trước khi trở về nước. Hai nhà ngoại giao đã phải bước vào cuộc đấu trí căng thẳng bậc nhất lịch sử ngoại giao nhân loại.

ong-le-duc-tho-4-1686713862.jpg
 
ong-le-duc-tho-3-1686713862.jpg
 

Những nỗ lực trong đàm phán của đồng chí Lê Đức Thọ và Henry Kissinger trong Hiệp định Paris, nhằm kết thúc cuộc chiến tranh vô nghĩa ở Việt Nam đã khiến thế giới chú ý. Tháng 8/1973, Ủy ban Nobel Hòa Bình công bố cả hai cùng được trao giải Nobel Hòa Bình.

Quyết định trên gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều người không đồng tình với chiến tranh ở Việt Nam đã kịch liệt phản đối chuyện trao giải đôi này vì Kissinger đóng vai trò người gây chiến. Có 2 thành viên Ủy ban Nobel đã từ chức để tỏ rõ thái độ của mình.

ong-le-duc-tho-2-1686713862.jpg
 

Ngày trao giải, chỉ có Henry Kissinger lên nhận thưởng còn đồng chí Lê Đức Thọ từ chối nhận nó. Ông đưa ra lý do là hòa bình vẫn chưa được lập lại trên đất Việt Nam, Mỹ và tay sai đã vi phạm nghiêm trọng Hiệp định Paris 1973. Việc kẻ xâm lược, người bị xâm lược, kẻ gây chiến tranh, người làm hòa bình bị đặt ngang hàng là điều không thể chấp nhận nổi.

Tờ New York Times khi đó dẫn lời Trưởng đoàn đàm phán của Hà Nội như sau: “Tôi chỉ có thể "xem xét" nhận giải thưởng khi Hiệp định Paris được tôn trọng, chiến tranh ngừng lại và hòa bình thực sự được thiết lập ở miền Nam Việt Nam”.

Sau này, vào năm 2021, con trai của ông Lê Đức Thọ là Lê Nam Thắng chia sẻ với VOV: “Một nguyên nhân sâu xa nữa, như ông đã chia sẻ, những công việc ông làm luôn gắn với  công việc của Đảng, của cách mạng nên ông không tách mình khỏi tập thể, khỏi cái chung. Do đó nếu có thành tích hay công lao thì trước hết công lao, thành tích đó đều thuộc về Đảng, về nhân dân chứ không phải của riêng cá nhân ông”.

ong-le-duc-tho-5-1686713862.jpg
 

Mặc cho nhà chính trị gia Việt Nam từ chối nhận giải, phía Nobel vẫn ghi nhận ông là người Việt Nam duy nhất giành giải thưởng Nobel Hòa Bình. Ngoài ra, đồng chí Lê Đức Thọ cũng chính là người châu Á đầu tiên được vinh danh ở giải thưởng cao quý này. Cho đến nay, trường hợp từ chối nhận giải của ông Lê Đức Thọ cũng là duy nhất tại lịch sử lễ trao giải Nobel.

 

Bất ngờ địa phương có phát âm chuẩn nhất Việt Nam, Hà Nội hay TP.HCM đều phải đứng sau

Nhiều người cho rằng giọng Hà Nội là giọng chuẩn nhất Việt Nam. Trên thực tế đây là quan điểm sai lầm.