Tin tức công nghệ

Huawei P30 Pro rất khó sửa chữa, hỏng màn hình là khỏi nghe gọi

Huawei P30 Pro rất khó sửa chữa, hỏng màn hình là khỏi nghe gọi

 

Đội ngũ chuyên gia của iFixit đã tiến hành mổ xẻ và đánh giá mức độ sửa chữa của chiếc P30 Pro đến từ Huawei. Hiện tại, P30 Pro đang là flagship mới nhất của Huawei và được ứng dụng rất nhiều công nghệ hiện đại và đắt đỏ.

Theo iFixit, Huawei P30 Pro có kết cấu rất chắc chắn với phần mặt lưng được gắn chặt với khung máy. Việc mở nắp lưng rất khó khăn bởi khe hở giữa nắp lưng và khung máy là rất nhỏ, đây là điều thường thấy trên các thiết bị có tích hợp khả năng kháng nước và bụi bẩn. Ngoài ra, mặt lưng được làm bằng kính sẽ giúp thiết bị có thêm khả năng sạc không dây nhưng cũng khiến quá trình tháo lắp gặp nhiều khó khăn.

Ngay phía dưới nắp lưng là các linh kiện phục vụ cho tính năng sạc không dây và sạc ngược không dây, tính năng mới dần được các nhà sản xuất trang bị cho flagship của mình. Tiếp đó là module 5 camera cùng ống kính tiềm vọng rất phức tạp.

Huawei P30 Pro không sử dụng loa thoại cổ điển thường thấy trên các smartphone khác, máy sử dụng công nghệ có tên là Acoustic Display Technology, biến cả màn hình thành một màng loa bằng cách tạo ra các đợt rung động để phát ra âm thanh. Các chuyên gia của iFixit lo ngại rằng việc sử dụng công nghệ này có thể khiến việc nghe gọi bị gián đoạn khi màn hình bị nứt hoặc vỡ.

Huawei P30 Pro sẽ sử dụng vân tay trong màn hình dạng quang học tương tự như nhiều model khác hiện nay. Công nghệ này sẽ không cho độ bảo mật bao bằng công nghệ "siêu âm" đang có trên Galaxy S10.

iFixit kết luận rằng Huawei P30 Pro là một chiếc điện thoại rất sáng tạo và thú vị khi được tích hợp rất nhiều công nghệ mới, hiện đại. Tuy nhiên, thành phần linh kiện của chiếc máy này rất phức tạp và khó sửa chữa, vì vậy P30 Pro chỉ nhận được 4/10 điểm về khả năng sửa chữa từ iFixit.

 

Hoá ra sức mạnh giúp Huawei P30 Pro thay đổi cuộc chơi camera lại đến từ một cái tên quen thuộc: Sony

(Techz.vn) Với P30 Pro, Huawei tiếp tục thiết lập kỷ lục về điểm số chất lượng camera, nhưng một phần nguyên nhân của thành công này lại đến từ Sony.