Doanh nghiệp

Duan Yongping – Người đàn ông “hất cẳng” Apple tại thị trường Trung Quốc

Duan Yongping – Người đàn ông “hất cẳng” Apple tại thị trường Trung Quốc

Lần đầu phỏng vấn sau 10 năm, ông Duan cho biết lý do họ có thể hất cẳng được Apple là do Apple không thích ứng được với tình hình cạnh tranh ở địa phương. Oppo và Vivo triển khai các phương pháp mà Apple không làm được, đi đầu là việc sản phẩm giá rẻ đi đôi cùng cấu hình cao cấp.

“Apple không thể đánh bại chúng tôi tại Trung Quốc vì ngay cả họ cũng có khiếm khuyết”, doanh nhân 56 tuổi nói. “Họ đôi khi khá bướng bỉnh. Họ làm ra nhiều thứ tuyệt vời như hệ điều hành chẳng hạn nhưng chúng tôi lại vượt qua họ ở các lĩnh vực khác”.

Dù vậy, ông Duan cũng đánh giá rất cao nhà sản xuất iPhone. Thực tế, đối với tỷ phú Trung Quốc, nhà sản xuất iPhone giống  như một mục tiêu, như một tôn giáo,vbởi thực tế ông là nhà đầu tư lâu năm vào Apple và không hề phê bình người đứng đầu công ty. “Tôi đã gặp Tim Cook vài lần. Có thể ông ấy không biết tôi nhưng chúng tôi cũng đã nói chuyện. Tôi rất thích ông ấy”, ông Duan chia sẻ.

Duan cũng không ngừng có những bài viết về sản phẩm của Apple cũng như cổ phiếu của táo khuyết từ năm 2013, khi Apple có giá trị bằng một nửa so với hiện nay. . Năm 2015, ông tranh luận lợi nhuận Apple có thể chạm mốc 100 tỷ USD trong vòng 5 năm. Bản thân Duan cũng luôn mang bên mình một chiếc túi lớn để đựng 4 thiết bị hàng đầu của Apple, trong đó có cả chiếc iPhone. Tuy nhiên, những điều đó không phải rào cản cho sự phát triển của Oppo và Vivo.

“Apple là một công ty xuất chúng. Đây là mô hình chúng tôi nên học hỏi. Chúng tôi không có ý định vượt qua bất cứ ai, trọng tâm chỉ là hoàn thiện bản thân”.

Có thể nói, chính sự nhạy bén của ông Duan đã làm lợi nhuận của Oppo so với Apple, cũng chính vì điều này mà truyền thông địa phương gọi ông là Warren Buffett của Trung Quốc.

 

 Sơ qua một chút về tiểu sử của ông. Sinh ra tại Giang Tây, Duan bắt đầu sự nghiệp tại một nhà máy quốc doanh trước khi phát triển sự nghiệm riêng với đồ điện gia dụng.

Năm 1990, Duan rời công ty quốc doanh để làm tư. Ông chọn đến Quảng Đông – nơi sau này trở thành miền đất hứa cho những người muốn phát triển sự nghiệp – để làm công việc điều hành tại nhà máy điện tử đang gặp khó khăn. Sản phẩm đầu tiên của Duan là máy chơi game “Subor” với hai khe cắm. Nó nhanh chóng trở thành sản phẩm hot không có đối thủ tại Trung Quốc.  Nhằm tăng cường  vị thế số một, Duan còn thuê ngôi sao điện ảnh nổi tiếng thế giới là Thành Long  để quảng cáo cho thiết bị. Năm 1995, doanh thu từ Subor đã vượt 1 tỷ tệ.

Trong năm này, Duan rời bỏ công ty để phát triển doanh nghiệp mới cho bản thân mình. BBK, công ty mới của Duan, tạo ra những sản phẩm VCD và MP3 phổ biến. Tuy nhiên, sau đó công  ty này cũng dừng lại ở việc sản xuất đầu DVD cho các thương hiệu toàn cầu. Sau đó, công ty Thiết bị Truyền thông Bubugao ra đời thay thế và nó đã trở thành một trong những nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất Trung Quốc, đối đầu với Nokia và Motorola.

Ở tuổi 40, Duan chuyển cả gia đình tới California, Mỹ năm 2001 để chuyên tâm đầu tư và làm từ thiện. Ông đã mua một căn biệt thự mà ông tin rằng nó từng thuộc sở hữu của một tên tuổi lớn trong ngành công nghệ. Tuy nhiên, sự ra đời của điện thoại thông minh phá vỡ kế hoạch nghỉ hưu sớm của Duan.

Năm 2007 đánh dấu sự ra đời của chiếc iPhone đầu tiên, đây cũng chính là dấu mốc mở đường cho sự phát triển của OPPO và VIVO sau này. Giống như các đối thủ Nokia và Motorola, doanh thu của Bubugao BBK giảm mạnh vì sự ra đời và thống lĩnh thị trường của smartphone. Tình thế cấp bách khiến Duan không thể ngồi yên và để rồi đó là những hạt giống để cho ra đời haihangx sản xuất điện thoại lớn nhất Trung Quốc sau này.

Năm 2011, công ty Oppo, vốn được thành lập năm 2005 để bán máy nghe nhạc, đã được nâng cấp để phân phối điện thoại thông minh. Năm 2009, BBK cũng tạo ra Vivo, một thương hiệu smartphone khác. Là kẻ đi sau và thua kém hoàn toàn so với đối thủ, Oppo và Vivo chọn cách đánh mạnh vào thị trường địa phương, nơi họ hiểu rõ thói quen của người dân.

Ban đầu, sự ra đời của Oppo và Vivo hoàn toàn lu mờ trước sự quyến rũ mà iPhone tạo ra. Tuy nhiên, thành công của Oppo và Vivo là phương pháp marketing dựa vào người nổi tiếng tại địa phương cũng như mạng lưới cửa hàng rộng khắp tại mọi vùng miền của Trung Quốc. Họ tạo ra hình ảnh của thiết bị giá cả phải chăng với những trải nghiệm công nghệ cao cấp. Trên thực tế, Oppo và Vivo đã vượt qua iPhone ở tốc độ sạc, bộ nhớ và tuổi thọ pin.

Thật vậy, năm 2016 nhờ vào đường hướng phát triển hợp lí, bộ đôi này cán mốc 147 triệu chiếc được tiêu thủ năm 2016, tăng gấp đôi so với năm 2015. Trong quý bốn vừa qua, hai thương hiệu này lần lượt đứng thứ nhất và thứ 3 trên thị trường Trung Quốc và đứng thứ 4 và thứ 5 trên phạm vi toàn cầu về số máy bán ra. Một phần tư lô hàng của Oppo được tiêu thụ ở Ấn Độ, nơi nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc muốn chiếm lĩnh thị trường trước khi Apple kịp gây ảnh hưởng.

Smartphone của ông Duan cũng trên đà phát triển ngoài quê nhà. Quý cuối năm ngoái, Oppo và Vivo đứng hạng 4 và 5 trên thế giới. Khoảng 1/4 thiết bị Oppo xuất sang các thị trường như Ấn Độ, nơi mua Apple vẫn chưa có sự hiện diện đúng nghĩa.

“Smartphone là một cơ hội chưa có tiền lệ. Chúng tôi dự đoán ít nhất trong 10 đến 20 năm nữa, chưa gì có thể thay thế nó. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không chắc”, ông Duan nói thêm.

Thắng lợi của Oppo và Vivo càng trở nên có ý nghĩa hơn khi chính bản thân CEO Apple Tim Cook cũng thừa nhận rằng: “Cạnh tranh ngày càng khốc liệt tại Trung Quốc, không chỉ trong ngành này mà còn nhiều ngành khác. Tôi cho rằng nên khen ngợi một số công ty địa phương đã dồn năng lượng vào việc sản xuất các sản phẩm tốt.”

 

(Thị phần smartphone Trung Quốc năm 2016)

Đang đứng trên đỉnh cao, một lần nữa ông Duan lại dần rời xa khỏi các công ty mình gây dựng bất chấp bản thân vẫn là cổ đông lớn. Ông nói muốn đứng ngoài hào quang và tận hưởng California cùng người vợ là một nhà báo và những đứa trẻ. Ông vẫn tham dự các cuộc họp ban quản trị nhưng phần lớn nhận thông tin từ Oppo và Vivo qua Internet để tránh “làm phiền họ”.

Đam mê rõ ràng nhất của ông Duan lúc này là đầu tư chứng khoán, đây cũng chính là lý do khiến ông ông đồng ý chi 620.100 USD  (năm 2006 ) chỉ để ăn trưa với tỷ phú Buffett.

Ông đã khẳng định mình như một tay chơi uy tín và vô cùng hiểu biết sau khi kéo bạn của mình, nhà sáng lập Netease William Ding ra khỏi một thất bại trông thấy. Cổ phiếu công ty Internet của Ding giảm còn 13 cent sau khi bong bóng dotcom nổ và suýt trở thành công ty Trung Quốc đầu tiên bị sàn chứng khoán Mỹ Nasdaq loại bỏ vì vấn đề kiểm toán. Khi đó, ông Duan đã giúp bạn mình khi mua 5% cổ phần Netease với giá chỉ 2 triệu USD năm 2002, khi giá cổ phiếu trung bình là 16 cent. Hồ sơ công ty cho thấy ông vẫn đang năm trong tay hơn 4 triệu cổ phiếu vào tháng 3/2009 nhưng Duan nói đã bán gần hết khi Netease đạt mốc 40 USD.

Từ một doanh nhân đến một tay chơi chứng khoán, ông Duan luôn khiến người ta phải trầm trồ ngưỡng mộ về những đỉnh cao ông đạt được. Sau những gì đã có trong quá khứ, ai biết được trong tương lai, liệu ông Duan có trở thành một “sói già phố Wall” mới hay không?