Đời sống

Cầu cạn cao nhất Việt Nam: Sử dụng công nghệ lần đầu có ở nước ta, tiết kiệm 20 phút di chuyển

Cầu cạn cao nhất Việt Nam: Sử dụng công nghệ lần đầu có ở nước ta, tiết kiệm 20 phút di chuyển

Công trình cầu cạn cao nhất Việt Nam khởi công ngày 3/1/2021, hợp long ngày  29/9/2021 chính là trụ đầu cầu Móng Sến cao 83 m. Dự án này có tổng vốn đầu tư xây dựng 450 tỷ đồng. Nhà thầu thi công phải đối mặt với nhiều khó khăn như: thời tiết mưa nhiều, sạt lở đất, đá lăn, lũ quét…

Nằm trên QL 4D nối thị xã Sa Pa với cao tốc Nội Bài - Lào Cai; cầu Móng Sến thuộc Trung Chải, Sa Pa, Lào Cai. Chủ thầu đảm nhiệm thi công Cầu Móng Sến là tổng công ty XDCT giao thông 8-CTCP (Cienco8) với chiều dài cầu là 194 m/612,22m toàn cầu.

Cây cầu cạn cao nhất Việt Nam được áp dụng công nghệ đúc hẫng cân bằng, cáp dự ứng lực căng kéo ngoài. Theo đó, đây là lần đầu tiên công nghệ cáp dự ứng lực ngoài căng cả bó gồm 22 toa cáp được sử dụng cho cầu lớn đúc hẫng cân bằng tại Việt Nam. Vì mức độ phức tạp này mà Cienco8 đã lựa chọn được những kỹ sư giỏi, nhiều kinh nghiệm để có những biện pháp thi công tối ưu.

Công ty cổ phần Đầu tư BOT Lào Cai - Sa Pa đã đưa vào vận hành thử nghiệm cầu Móng Sến từ 15h ngày 22/8.

Theo đó, cầu Móng Sến từ TP Lào Cai lên thị xã Sa Pa có chiều dài 30 km. Trong giai đoạn thử nghiệm, trừ các xe có trọng tải trên 20 tấn và xe container thì tất cả các phương  tiện đều được tham gia lưu thông. 

Khi di chuyển qua cầu Móng Sến, các phương tiện sẽ  rút ngắn khoảng 2,5 km so với đường cũ và không phải đi qua dốc ba tầng như đường cũ, sẽ rút ngắn thời gian di chuyển 20 phút.

Dự kiến, sau khi được kiểm tra công tác nghiệm thu để đủ điều kiện, công trình này sẽ được khai thác chính thức trước ngày 30/8.

 

Cầu vượt sông dài nhất Việt Nam: Làm từ bê tông cốt thép vĩnh cửu, tiết kiệm được 30 phút di chuyển

Cây cầu bắc qua sông Hồng này là cây cầu vượt sông dài nhất Việt Nam với chiều dài 5 km.