Đời sống

Đỉnh núi cao thứ hai Việt Nam: Chỉ thấp hơn Fansipan 60m, có cột mốc biên giới cao thứ 2 nước ta

Đỉnh núi cao thứ hai Việt Nam: Chỉ thấp hơn Fansipan 60m, có cột mốc biên giới cao thứ 2 nước ta

Là người Việt Nam, chắc hẳn ai nấy cũng biết đến thông tin Fansipan là đỉnh núi cao nhất Việt Nam với chiều cao 3.143 m. Đây chính là đỉnh núi được mệnh danh là  Nóc nhà Đông Dương, nằm trong  Vườn quốc gia Hoàng Liên và là điểm du lịch nổi tiếng ở Sapa cũng như Việt Nam. Theo đó, ngọn núi này cách trung tâm thị trấn Sa Pa, Lào Cai khoảng 10 km. Hiện tại, có 3 con đường bộ để đến Fansipan với tuyến Trạm Tôn được khai thác du lịch nhiều nhất cùng chiều dài đường đi ngắn nhất với thời gian 2 ngày 1 đêm. 

Có thể dễ dàng trả lời được tên đỉnh núi cao nhất Việt Nam tuy nhiên lại rất ít người biết đến đỉnh núi cao thứ 2 nước ta. Theo đó, đỉnh núi cao thứ 2 Việt Nam chỉ thấp hơn Fansipan 60m. Đó chính là đỉnh Pusilung (3.083 m). Đỉnh núi này nằm ở xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu giáp biên giới Trung Quốc.

Để leo lên đỉnh núi này, người ta phải đi theo cung leo 3 ngày 2 đêm với tổng chiều dài hơn 60 km. Đây chính là điểm đến mơ ước của những người yêu thích leo núi vì đây là cung đường leo dài,  khắc nghiệt bậc nhất Tây Bắc. Muốn lên đỉnh núi, người leo núi phải vượt qua 11 con suối lớn nhỏ, nhiều cánh rừng nguyên sinh hoang sơ, rừng lau, cỏ tranh, rừng trúc, dẻ, sồi, đỗ quyên vàng cổ thụ. Đáng nói, cung leo này đi qua cột mốc 42 được xây dựng năm 2008 - cột mốc biên giới cao thứ hai trên toàn lãnh thổ Việt Nam (chỉ sau mốc 79) với độ 2.866 m.

Theo đánh giá  độ khó cung leo của 15 ngọn núi cao nhất Việt Nam dựa trên các đặc điểm như độ dài quãng đường, chênh cao, độ hiểm trở, đường tiếp cận chân núi khó hay dễ, vị trí địa lí (vùng biên hay nội địa) của 1 blogger chuyên về trekking thì đỉnh Pusilung thuộc nhóm 1 về độ khó trong khi đỉnh Fansipan đứng nhóm 7.

Theo đó, Pusilung được xem là huyền thoại trekking Việt Nam với độ khó top 1, đây được xem là nóc nhà của biên giới Việt – Trung.

Theo đó, một số hạn chế khi leo đỉnh núi được lượt kê ra như: “Đường tiếp cận dài (hơn 500 km từ Hà Nội); Đường đi không có nhiều đoạn hiểm trở nhưng dài, lên xuống liên tục, bào sức cực kì kinh khủng; Nhiều đoạn có cỏ gianh sắc, cây gai cào vào người xước da thịt, bật máu là chuyện thường. Nên mặc quần áo dài, găng tay, mũ nón đầy đủ; Đỉnh nằm trên đường biên giới; rất dễ lạc, nhất là đoạn từ mốc 42 tới đỉnh; Khó gọi xe ôm, đoạn đường từ đồn biên phòng đến cửa rừng dài 9km và nhiều dốc gắt, nếu không gọi được xe ôm thì độ khó sẽ tăng lên rất nhiều.”

 

Cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam: Có thể quay 90 độ, là niềm tự hào của cả triệu người Đà Nẵng

Ở Đà Nẵng có 1 cây cầu có thể quay 90 độ, đây cũng là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam