Đời sống

Bật mí địa điểm ở Trung Quốc có tiềm năng thủy điện chưa khai thác xếp vào hạng lớn nhất thế giới

Bật mí địa điểm ở Trung Quốc có tiềm năng thủy điện chưa khai thác xếp vào hạng lớn nhất thế giới

Theo SCMP, một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan đã tiến hành nghiên cứu dữ liệu của gần 3 triệu con sông trên khắp các khu vực trên thế giới để xác định tổng lượng tiềm năng thủy điện chưa sử dụng.

Sau quá trình phân tích kỹ càng, các nhà nghiên cứu đã công bố kết quả các khu vực có tiềm năng thủy điện chưa sử dụng trên tạp chí Nature Water. Cụ thể, Trung Quốc đang là nước có tiềm năng thủy điện chưa sử dụng lớn nhất thế giới, chủ yếu nằm ở các khu vực miền núi phía nam - Tây Tạng, Tứ Xuyên, Vân Nam và Quý Châu. Nếu được phát triển có thể đáp ứng 30% nhu cầu điện của đất nước đông dân này.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng khẳng định việc thay đổi lưu lượng tự nhiên của các con sông mang lại không ít hệ quả to lớn. Điển hình nhất là việc hệ sinh thái nước ngọt bị xáo trộn. Từ đó, có thể góp phần vào sự tuyệt chủng của các loài sinh vật địa phương.

Bat-mi-dia-diem-o-trung-quoc-co-tiem-nang-thuy-dien-chua-su-dung-lon-nhat-the-gioi

Đập Bạch Hạc than lớn thứ hai thế giới chỉ sau đập Tam Hiệp ở Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

Vậy nên để hạn chế các tác động tiềm ẩn đối với môi trường và xã hội, nhóm đã loại trừ khỏi nghiên cứu các khu vực được coi là di sản, điểm nóng đa dạng sinh học, rừng, khu định cư của hơn 50.000 người và các khu vực dễ bị động đất.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng châu Á và châu Phi chiếm 85% lượng thủy điện chưa sử dụng của thế giới - tương đương 5,27 nghìn tỉ kilowatt giờ mỗi năm.

Riêng khu vực châu Á, nguồn thủy điện dồi dào nằm ở Trung Quốc, Myanmar, Ấn Độ, Pakistan và Nepal, trong khi các địa điểm ở Châu Phi bao gồm Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia và Zambia, nơi việc phát triển thủy điện vẫn còn ở giai đoạn sơ khai.

“Nhiều quốc gia ở châu Á và châu Phi cũng chưa tối đa hóa tiềm năng thủy điện sinh lời của họ. Dãy Himalaya, tháp nước của châu Á, có tiềm năng lớn nhất (2/3 tổng số toàn cầu) để mở rộng thủy điện và nhiều hồ chứa theo kế hoạch đã được xây dựng trong khu vực”, nhóm nghiên cứu cho hay.

Trung Quốc được đánh giá là quốc gia dẫn đầu thế giới với sản lượng thủy điện hiện có cao nhất. Đây cũng là nơi có một số đập thủy điện lớn nhất thế giới, bao gồm đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử, các đập Bạch Hạc Than và Khê Lạc Độ trên sông Kim Sa.

Bat-mi-dia-diem-o-trung-quoc-co-tiem-nang-thuy-dien-chua-su-dung-lon-nhat-the-gioi-1
Đập Tam Hiệp xả lũ ngày 20/8/2020. Ảnh: Xinhua

Hiện tại, Bắc Kinh đang có kế hoạch xây dựng một siêu đập ở Tây Tạng, phía thượng nguồn từ Ấn Độ, dự kiến sẽ tạo ra lượng điện năng gấp ba lần so với đập Tam Hiệp.

Bat-mi-dia-diem-o-trung-quoc-co-tiem-nang-thuy-dien-chua-su-dung-lon-nhat-the-gioi

Trung Quốc triển khai nhiều dự án đập dọc theo sông Brahmaputra. Ảnh: Xinhua

Khu vực này cũng là quê hương của một trong những con sông lớn nhất thế giới - sông Brahmaputra, hay Yarlung Tsangpo, chảy qua Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan và Bangladesh. 

 

Danh tính tiến sĩ đầu tiên ở miền Nam: Có nỗi oan 150 năm và từng bị đục tên khỏi bia tiến sĩ

Năm 1867, sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, cụ đã tuyệt thực trong 17 ngày trước khi quyên sinh. Cụ còn bị xóa hết phẩm hàm, đục bỏ tên trên bia tiến sĩ. Mãi đến năm 1886, cụ mới được khôi phục lại chức vị.