Doanh nghiệp

Những cột mốc đáng nhớ trong 40 năm hoạt động của Microsoft

Những cột mốc đáng nhớ trong 40 năm hoạt động của Microsoft

Câu chuyện về Paul Allen và Bill Gates đã được rất nhiều tờ báo cũng như công ty truyền thông nhắc tới trong suốt thời gian qua. Bộ đôi này đã đặt ra mục tiêu là máy tính sẽ xuất hiện trên mọi bàn làm việc, trong mỗi gia đình và giờ đây, Microsoft, đứa con chung của hai người đã đóng góp một phần không nhỏ vào điều đó. Mới đây, nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập, Bill Gates đã nhấn mạnh rằng, ông đang hướng tới một tương lai mới của ngành công nghiệp máy tính thay vì thỏa mãn với những gì trong quá khứ. Hy vọng, trong tương lai, Microsoft sẽ vẫn là ngọn hải đăng trong việc phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao. Dưới đây là những cột mốc đáng nhớ trong 40 năm hoạt động của Microsoft.

1975 - Khởi đầu mới với ngôn ngữ lập trình BASIC

Cặp đôi đầy tài năng của thế giới. Ảnh: Internet

Bill Gates và Paul Allen đã thành công trong việc tạo ra BASIC - ngôn ngữ lập trình đầu tiên dành cho máy tính cá nhân và bán cho MITS, một công ty đặt tại thành phố Albuquerque, bang New Mexico. Sau đó, cả hai ông đã chuyến đến làm việc tại công ty này. Vào tháng 4, công ty riêng của họ ra đời (chưa có tên gọi) và phiên bản thứ hai của ngôn ngữ BASIC đã bắt đầu được phát hành.

1976 - Định danh "Microsoft"

Cái tên Microsoft đã xuất hiện trong đầu Paul Allen từ thuở sơ khai, song mãi đến thời điểm cuối năm 1976, khi ông nghỉ việc tại MITS để về làm toàn thời gian cho công ty, thương hiệu Microsoft mới chính thức được đăng kí.

1977 - Fortran 80 ra đời

Mùa hè năm 1977, Microsoft cho ra đời ngôn ngữ lập trình thứ hai là Fortran 80. Ngôn ngữ này chủ yếu phục vụ cho việc lập trình tính toán số liệu cũng như thực hiện các phép tính khoa học và được bán với giá 500 USD.

Việc Fortran ra đời đã giúp công ty nhận được nhiều lời mời hợp tác từ Texas Instruments, Commodore và Radio Shack, mở ra một chương mới cho sự phát triển của Microsoft.

1978 - Vươn tầm Quốc tế

Văn phòng ASCII Microsoft đã chính thức được mở tại Nhật Bản và sau đó được đổi tên thành Microsoft Japan. Cũng trong giai đoạn này, Microsoft đã giới thiệu ngôn ngữ thứ ba COBOL-80, phần mềm biên tập Edit-80 và cuối cùng là ngôn ngữ Macro-80 với khả năng ghép 1000 dòng mã lệnh chỉ trong vỏn vẹn 1 phút. Vào cuối năm, tổng doanh thu của Microsoft đã được ghi nhận đạt 1,335 triệu USD và danh hiệu "công ty triệu đô" cũng đồng hành cũng hãng từ đó.

1981 -  Microsoft Corporation, Inc. ra đời

Sau khi tái cấu trúc lại công ty, Bill Gates đã trở thành tổng giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị, Paul Allen giữ chức phó chủ tịch điều hành và Microsoft Corportation, Inc. chính thức ra đời cùng sự hoàn thiện của MS-DOS.

1984 - Hợp tác cùng Apple

Sau 2 năm không còn sự góp mặt của Paul Allen, Microsoft vẫn có những bước tiến thần tốc trong quá trình phát triển của mình. Đặc biệt nhất trong số đó là hợp tác toàn diện với Apple để tạo ra Apple Macintosh. Kết thúc năm 1984, doanh thu của Microsoft là 97,479 triệu USD và có gần 1000 nhân viên.

1985 - Hệ điều hành Windows đầu tiên ra đời

Cuối cùng, sau hơn 2 năm trì hoãn, Windows 1.0 đã chính thức được ra mắt. Tuy nhiên, hệ điều hành này bị chỉ trích rất nhiều, trong đó bao gồm cả việc Microsoft buộc người dùng phải sở hữu con chuột Microsoft Mouse vốn vẫn chưa thực sự tốt vào thời điểm đó.

1987 - Windows 2.0 cùng bộ công cụ văn phòng

Cùng với sự ra mắt của các ứng dụng văn phòng cho DOS ra mắt nhằm tăng hiệu năng làm việc, Windows 2.0 cũng được ra đời với nhiều cải tiến liên quan đến giao diện người dùng, bổ sung thêm phím tắt, hỗ trợ đồ họa VGA và phiên bản cuối cùng không bắt buộc người dùng phải có ổ đĩa cứng để hoạt động.

1990 - Windows 3.0 ra mắt

Bên cạnh Windows 3.9, Microsoft cũng đã thành công trong việc thuyết phục các nhà sản xuất phần mềm làm ứng dụng cho Windows.

1991 - Đạt kỷ lục với Windows 3.1

Windows 3.1 được phát hành vào ngày 6/4, và 3 triệu bản đã được bán trong hai tháng đầu tiên. Khách hàng bị thu hút vì bộ nhớ hỗ trợ cao hơn, icon mới, giao diện đồ họa mới, nhiều font và các phần mềm kèm theo.

1995 - Thành công với Windows 95

Sau một năm 1994 hoạt động không được như y muốn, Microsoft đã chính thức ra mắt Windows 95 với giao diện hiện đại. Điều này giúp hãng đạt doanh số 5 triệu bản chi trong vỏn vẹn 5 tuần ra mắt. Nút Start trứ danh cũng bắt đầu xuất hiện từ đây.

1997 - Đầu tư 150 triệu USD vào Apple

Có lẽ đây là thương vụ đình đám nhất trong làng công nghệ. Người ta sẽ còn nhắc đến điều này khi nghĩ về huyền thoại Steve Jobs hay Apple ngày nay. Nếu không có cái bắt tay từ Bill Gates cùng khoản đầu tư 150 triệu USD thì gần như chắc chắn, chúng ta sẽ không thể nào cầm trên tay những chiếc iPhone sang trọng đến như vậy.

1998 - Windows 98 và MSN Email

Windows 98 ra mắt vào ngày 25/6 với nhiều cải tiến: hỗ trợ USB, cải thiện việc kết nối mạng, tích hợp chặt chẽ với web. Windows Media Player, NT Server, NetShow Service, NetShow Theater Server cũng chính thức được ra đời.

Đến cuối năm 1998, MSN Hotmail đã trở thành nhà cung cấp email lớn nhất thế giới khi có 30 triệu người dùng.

1999 - Office 2000 và Internet Explorer 5.0

2000 - Windows 2000, Windows Me và quỹ Bill & Melinda Gates ra đời

Windows 2000 ra mắt vào ngày 17/2 với độ ổn định cao hơn và nhanh chóng nhận được sự ưa thích của các doanh nghiệp có xài máy tính. Nó cũng cải thiện tính dễ dùng, khả năng tương thích với Internet và bắt đầu hỗ trợ cho điện toán di động.

Windows Me ra mắt ngày 14/9 cùng năm, trong đó có nhiều tính năng mới nhưng lại gặp vấn đề khi cài đặt khiến hệ điều hành này không gây được thiện cảm đối với người dùng.

Cũng trong năm này, Quỹ Bill & Melinda Gates ra đời với khoản tiền ban đầu là 28 tỷ USD.

2001 - Windows XP và máy chơi game Xbox

Nếu muốn tìm ra điểm nhấn hoàn hảo cho quá trình phát triển của Microsoft, Windows XP chính là một cột mốc quan trọng. Kể từ sau thất bại của Windows Me, Microsoft đã không ngừng cải tiến, nâng cao các ứng dụng lập trình và sự ra đời của Windows XP là một thành quả xứng đáng. ệ điều hành này bán ra vào ngày 25/10 và được xây dựng trên nhân Windows NT nên ít phải phụ thuộc hơn vào MS-DOS. Đây cũng là OS đầu tiên áp dụng quá trình kích hoạt bản quyền sản phẩm nhằm ngăn chặn việc dùng lậu. Trong 5 năm đầu tiên 400 triệu bản đã được bán ra và mãi đến 8/4/2014 mới kết thúc vòng đời.

Một trong những phiên bản hệ điều hành thành công nhất của Microsoft. Ảnh: Internet

Cũng trong năm, hệ máy Console đầu tiên của hãng đã được bán ra và đạt doanh số 24 triệu chiếc, vượt qua Nintendo Gamecube và đứng sau Playstation 2.

2007 - Windows Vista và Office 2007

Windows Vista ra mắt ngày 29/1 và đã bán được 20 triệu bản trên toàn cầu trong một tháng, gấp đôi so với số bản quyền Windows XP được giao trong tháng đầu. Tuy nhiên, Vista bị than phiền vì giao diện nặng nề, cấu hình đòi hỏi quá cao.

Office 2007 cũng được trình làng với giao diện hoàn toàn mới với thanh Ribbon và nút Office Start Menu dạng tròn.

2008 - Thất bại trong thương vụ mua lại Yahoo!

Cũng trong năm này, Windows 7 lần đầu tiên được hãng đưa ra trên các phương tiện truyền thông.

2009 - Ký thỏa thuận 10 năm với Yahoo!

2010 - Windows Phone 7, cùng thế hệ Lumia đầu tiên của Nokia

2011 - Đạt doanh thu kỷ lục 69,94 tỷ USD

Năm 2011 chứng kiến thương vụ mua lại Skype với giá 8,5 tỷ USD, sự hợp tác của hãng với Nokia và cuối cùng là Windows 8 lần đầu tiên xuất hiện với một phiên bản thử nghiệm.

2012 - Ra mắt Surface RT và Surface Pro

Tháng 7/2012, Microsoft lần đầu tiên báo cáo kinh doanh lỗ khi hãng phải chi ra 6,2 tỉ USD để mua lại công ty quảng cáo và marketing trực tuyến aQuantive, tức là hãng bị lỗ 500 triệu USD trong Q2/2012.

Một thời gian ngắn sau đó Apple vượt qua Microsoft để trở thành công ty có giá trị nhất thế giới. Ngày 26/10, chiếc mý tính bảng Microsoft Surface được giới thiệu với 2 bản là Surface RT và Surface Pro.

Cũng vào ngày 26/10, Microsoft công bố Windows 8 và chính thức bán ra nó cho người dùng trên toàn cầu. Đây là một bước tiến quan trọng, một phong cách thiết kế hoàn toàn mới đối với hệ điều hành và phần mềm.

2013 -  Satya Nadella được bổ nhiệm làm CEO

Đối với Windows, ngày 17/10, hãng ra mắt Windows 8.1 với tên mã Blue để khắc phục những điểm hạn chế của Windows 8 trước đây, đặc biệt là những thứ làm cho người dùng desktop truyền thống cảm thấy phiền phức vì giao diện cảm ứng của hệ điều hành này. Đến ngày 22/11, Xbox One chính thức bán ra và bắt đầu cuộc cạnh tranh với Sony PlayStation 4.

Satya Nadella. Ảnh: Internet

Tuy nhiên, một điều đáng buồn đối với Microsoft đó là việc Steve Ballmer chính thức thông báo ông sẽ rời khỏi vị trí CEO để rồi sau đó đưa Satya Nadella lên thay vào đầu năm sau

2014 - Khai sinh Windows 10 và khai tử Windows XP

Ngày 4/2, Satya Nadella chính thức trở thành CEO mới của Microsoft và ông bắt tay ngay vào việc thay đổi tương lai của Microsoft. Thay vì tập trung vào thiết bị và dịch vụ như trước, ông dồn sức đưa Microsoft tiến sâu hơn vào việc xây dựng các nền tảng và công cụ tiện ích cho khách hàng.

Ngày 8/4, Windows XP chính thức nghỉ hưu, mặc dù vậy các doanh nghiệp vẫn trả tiền cho Microsoft để duy trì việc hỗ trợ thêm một thời gian nữa do họ chưa thể thay đổi ngay toàn bộ hệ thống thông tin của mình.

Ngày 20/5, Surface Pro 3 ra mắt và lần này nó nhận được nhiều sự hưởng ứng của người dùng nhờ có nhiều cải tiến tích cực về cả ngoại hình, thiết kế lẫn phần mềm bên trong. Sản phẩm cũng giúp Microsoft dần có lãi ở mảng kinh doanh Surface thay vì lỗ nặng như trước.

Windows 10 cùng Hololens được giới thiệu vào đầu năm 2015. Ảnh: Internet

Đến tháng 10 năm 2014 Windows 10 ra mắt lần đầu tiên và bỏ qua Windows 9. Người dùng có dịp trải nghiệm ngay hệ điều hành mới này thông qua bản Technical Preview dành cho máy tính.

Đầu năm 2015 - Bước tiến mới với Windows 10 và Hololens

Không thể phủ nhận những đóng góp của Microsoft cho sự phát triển công nghệ toàn cầu trong suốt 40 năm đã qua. Không ngoa khi nói rằng, Microsoft nắm vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của thế giới. Chúng ta sẽ không thể thấy được một Apple thăng hoa nếu Bill Gates không dang tay cứu giúp, thậm chí, máy tính sẽ không thể tồn tại dưới dạng phổ thông như chúng ta đang sử dụng ngày nay nếu hệ điều hành Windows thất bại. Để nói về Microsoft, có lẽ chỉ cần 2 từ mà thôi "vĩ đại".

 

Tỷ phú Bill Gates: 'Microsoft sẽ dẫn đầu ngành công nghệ cao'

(Techz.vn) Trong suốt 40 năm hoạt động một cách hiệu quả, Microsoft của Bill Gates đang dẫn đầu ngành công nghiệp máy tính ở thời điểm hiện tại. Thế nhưng, điều đó vẫn chưa thỏa mãn được tỷ phú người Mỹ, ông cho rằng, Microsoft sẽ cần phải làm nhiều hơn nữa trong thời gian tới.