Giá xăng dầu hôm nay 20/7: Suy giảm liên tục giúp người tiêu dùng trong nước được hưởng lợi!
(Techz.vn) - Cập nhật giá xăng dầu mới nhất hôm nay 20/7 và dự báo giá xăng dầu ngày mai: Người tiêu dùng hưởng lợi "cực mạnh" khi giá xăng dầu thế giới và trong nước liên tục đi xuống.
Giá xăng dầu trong nước hôm nay 20/7
Giá xăng dầu trưa hôm nay 20/7 được quyết định trong phiên giao dịch mới nhất như sau:
Giá xăng E5RON92 giảm 178 đồng/lít, giá bán lẻ 19.481 đồng/lít;
Giá xăng RON95-III giảm 165 đồng/ lít, giá bán lẻ 19.925 đồng/lít;
Giá dầu diesel 0.05S giảm nhẹ 38 đồng/ lít, giá bán lẻ 18.799 đồng/lít;
Giá dầu mazut 180CST 3.5S giảm 85 đồng/kg, giá bán lẻ 15.478 đồng/kg;
Duy nhất dầu hỏa tăng nhẹ 58 đồng/lít, giá bán lẻ 18.429 đồng/lít.
Giá xăng dầu hôm nay 20/7
Giá xăng dầu nêu trên đã được Liên bộ Công Thương - Tài chính quyết định trong phiên điều hành giá chiều thứ Năm tuần này. Theo đó hầu hết tất cả xăng dầu đều giảm, duy nhất có dầu hỏa diễn biến tăng 58 đồng/lít, nâng mức giá bán lẻ thành 18.429 đồng/lít.
Theo nhận định từ báo Dân Việt giá xăng dầu trong nước liên tục suy giảm khiến người tiêu dùng được hưởng lợi. Tính từ đầu năm 2025 đến nay, giá xăng RON 95 tăng 15 lần, giảm 14 lần. Giá dầu diesel tăng 14 lần, giảm 14 lần và một lần giữ nguyên.
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 20/7
Theo cập nhật trưa hôm nay trên Oliprice, giá xăng dầu thế giới mới nhất hôm nay 19/7 diễn biến như sau:
Giá dầu WTI ở mốc 67,34 USD/thùng, giảm 0,30% (tương đương giảm 0,20 USD/thùng). Tương tự, giá dầu Brent ở mốc 69,28 USD/thùng, giảm 0,35% (tương đương giảm 0,24 USD/thùng).
Giá xăng dầu thế giới ngày 20/7
Cùng chung diễn biến với giá xăng dầu trong nước, giá dầu thế giới hôm nay cũng giảm, kết thúc 1 tuần giảm 2% do hàng loạt yếu tố chính trị và kinh tế vĩ mô gây ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.
Cụ thể, là căng thẳng thương mại Mỹ – EU gia tăng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang cân nhắc áp mức thuế tối thiểu 15 – 20% lên hàng hóa châu Âu, cùng các loại thuế đối ứng có thể khiến thuế suất hiệu dụng vượt ngưỡng 25% – mức cao nhất kể từ những năm 1930.
Thứ 2 là việc Liên minh châu Âu thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga, trong đó bao gồm các biện pháp hạn chế ngành dầu mỏ và năng lượng. Các chuyên gia cảnh báo, động thái này có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng dầu thô từ Nga – quốc gia xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới.
Mặt khác, Mỹ bất ngờ tăng thêm 7 giàn khoan dầu khí, nâng tổng số lên 544 giàn, cho thấy khả năng sản lượng có thể gia tăng trở lại trong thời gian tới. Điều này xảy ra trogn bối cảnh rủi ro chính trị khiến thị trường lo ngại về nguồn cung. Điều này khiến đà giảm của giá dầu chưa sâu, nhưng cũng chưa có yếu tố đủ mạnh để tạo sóng tăng giá mới.