Đời sống

Giá xăng dầu hôm nay 19/7: Tụt dốc không phanh, dấy lên kỳ vọng lạm pháp cũng giảm

(Techz.vn) - Cập nhật giá xăng dầu mới nhất hôm nay 19/7 và dự báo giá xăng dầu ngày mai: Giảm và giảm!

Giá xăng dầu trong nước hôm nay 19/7

Giá xăng dầu trưa hôm nay 19/7 được quyết định trong phiên giao dịch mới nhất như sau:

Giá xăng E5RON92 giảm 178 đồng/lít, giá bán lẻ 19.481 đồng/lít;

Giá xăng RON95-III giảm 165 đồng/ lít, giá bán lẻ 19.925 đồng/lít;

Giá dầu diesel 0.05S giảm nhẹ 38 đồng/ lít, giá bán lẻ 18.799 đồng/lít;

Giá dầu mazut 180CST 3.5S giảm 85 đồng/kg, giá bán lẻ 15.478 đồng/kg;

Duy nhất dầu hỏa tăng nhẹ 58 đồng/lít, giá bán lẻ 18.429 đồng/lít.

Giá xăng dầu nêu trên được thay đổi từ 15 giờ ngày 17/7. Theo đó giá xăng dầu trong nước diễn biến giảm theo giá xăng dầu thế giới, riêng dầu hỏa tăng nhẹ 58 đồng/lít. 

Trước đó,  ở kỳ điều hành ngày 10/7/2025 của Liên bộ Công Thương - Tài chính giá xăng dầu điều chỉnh tăng. Cụ thể giá xăng E5 RON 92 tăng so với kỳ điều chỉnh trước, có giá 19.659 đồng/lít (tăng 214 đồng/lít). Giá xăng RON 95-III tăng so với kỳ điều chỉnh trước, có giá 20.090 đồng/lít (tăng 184 đồng/lít).

Giá các mặt hàng dầu biến động trái chiều. Trong đó, dầu diesel 0.05S có giá 18.837 đồng/lít (tăng 429 đồng/lít); dầu hỏa có mức giá mới 18.371 là đồng/lít (tăng 239 đồng/lít); dầu mazut có giá 15.563 đồng/kg (giảm 244 đồng/kg).

Giá xăng dầu thế giới hôm nay 19/7

Theo cập nhật trưa hôm nay trên Oliprice, giá xăng dầu thế giới mới nhất hôm nay 19/7 diễn biến như sau:

Giá dầu WTI ở mốc 67,34 USD/thùng, giảm 0,30% (tương đương giảm 0,20 USD/thùng). Tương tự, giá dầu Brent ở mốc 69,28 USD/thùng, giảm 0,35% (tương đương giảm 0,24 USD/thùng).

Như vậy giá dầu thế giới hôm nay giảm, nguyên nhân đến từ thông tin kinh tế và thuế quan trái chiều từ Mỹ, cùng với lo ngại về nguồn cung dầu sau các lệnh trừng phạt mới nhất của Liên minh Châu Âu (EU) đối với Nga trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine vẫn đang diễn ra ác liệt. 

Tại Mỹ, tâm lý tiêu dùng Mỹ đã cải thiện trong tháng 7 làm dấy lên hy vọng lạm phát tiếp tục giảm. Lạm pháp thấp giúp Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất, từ đó làm giảm chi phí vay mượn của người tiêu dùng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như nhu cầu dầu.

Trong khi đó, nếu lạm phát tăng có thể làm tăng giá đối với người tiêu dùng và làm suy yếu tăng trưởng kinh tế cũng như nhu cầu dầu. Theo Financial Times, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy mức thuế tối thiểu 15 - 20% trong bất kỳ thỏa thuận nào với Liên minh Châu Âu (EU).