Khám phá mới

Những huyền thoại tuổi Dần làm vang danh Việt Nam: 1 Người được nhân dân kính yêu đến hiện tại

Những huyền thoại tuổi Dần làm vang danh Việt Nam: 1 Người được nhân dân kính yêu đến hiện tại

Trải dài qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, nước ta đã sản sinh ra nhiều anh hùng kiệt xuất, là vang danh sử sách xưa cho đến nay.

Theo tử vi, những người sinh năm Dần thường có tính cách dũng cảm, họ luôn thử thách bản thân và đưa mình vào trong tình huống khó, từ đó họ trưởng thành một cách mạnh mẽ. Những chú hổ tượng trưng cho quyền lực, mạnh mẽ và tự chủ, thế nhưng họ cũng có sự thông minh và luôn có một ước mơ, hoài bão lớn lao.

Cùng điểm lại một số nhân vật trong lịch sử tuổi Dần, đã có nhiều đóng góp và khiến cho hai từ Việt Nam được vang danh.

Đức vua Trần Thái Tông (1218-1277)
Vua Trần Thái Tông sinh năm Mậu Dần, ông là vị vua đầu tiên của nhà Trần và tên thật là Trần bồ. Ông có sở thích về thơ văn và nghiên cứu Phật học. Ông lãnh đạo nhân dân ta chống lại cuộc xâm lược thứ nhất của quân Nguyên Mông - đội quân được coi là nỗi sợ hãi ám ảnh lúc bấy giờ. Không một nơi nào quân Mông Nguyên đi qua có thể chống lại, cỏ sẽ bị vó ngựa dẫm nát, lực lượng chống lại đều sẽ bị chúng giết sạch. Thế nhưng thắng lợi của vua Trần Thái Tông đã vang danh sử sách và tôn vinh.

Thái sư Trần Thủ Độ (1194-1264)

Thái sư Trần Thủ Độ sinh năm Giáp Dần, đại danh thần Trần, quê tại Thái Bình. Thái sư là người sắc sảo và rất nhiều mưu lược giúp triều đình, Trần Thủ Độ phò giúp triều Lý chống lại quân ngoại xâm và ổn định củng cố sức mạnh triều đình. 

Nhà chí sĩ Lương Văn Can (1854-1927)

Lương Văn Can sinh năm Giáp Dần và là chí sĩ cận đại, quê tại Hà Nội. Ông thể hiện được phẩm chất nho nhã, thông minh của mình nên 20 tuổi đã đỗ cử nhân, mở trường Đông Kinh nghĩa thục và khởi xướng phong trào Duy tân yêu nước. Bởi vì lòng yêu nước nồng nàn mà ông bị quân giặc bắt, lưu đày 7 năm sang Campuchia. Sau khi trở về Lương Văn Can không hề e sợ quân địch mà tiếp tục hoạt động chính trị, xã hội và dạy học.

Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969)

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 - năm Canh Dần (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc) quê ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Người mất ngày 2/9/1969 tại Hà Nội, thọ 79 tuổi.

Người sinh ra trong một gia đình yêu nước và có anh chị trong gia đình đều tham gia chống Pháp. Năm 1911 người ra đi tìm đường cứu nước, Người làm nhiều nghề, đi lại giữa nhiều nước và tham gia cuộc vận động các mạng của nhiều nước. Ngày 3/2/1930, Người chủ tọa Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi Đảng Lao động Việt Nam, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).

Khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, chính ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, chính thức tuyên bố khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chủ tịch Hồ Chính là người thầy, người cha vĩ đại của cả dân tộc, đất nước Việt Nam. Người là lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân, một chiến sĩ hết lòng yêu nước. 

Năm 1987, UNESCO đã tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam-Nhà văn hóa kiệt xuất”. Tạp chí TIME của Mỹ bầu chọn Hồ Chí Minh là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ XX.