Đời sống

Những loài động vật có chiếc lưỡi dài nhất hành tinh, gấp đôi chiều dài cơ thể của chúng

Những loài động vật có chiếc lưỡi dài nhất hành tinh, gấp đôi chiều dài cơ thể của chúng

Tê tê

Tê Tê là loài động vật không có lông, chúng chỉ có lớp vảy cứng bao bọc toàn thân. Đôi mắt to tròn chính là một trong những đặc điểm khiến tê tê được yêu thích và được coi là loài động vật đáng yêu.

Tê tê là động vật ăn kiến nên chúng sở hữu chiếc lưỡi dài đến 40cm với nước dãi rất dễ dính để bắt mồi là kiến hoặc mối. Cuống lưỡi của tê tê nằm sâu trong khoanh bụng.

Nhà tự nhiên học người Anh David Attenborough đã chọn loài tê tê Sunda (một loài tê tê phân bố khắp khu vực Đông Nam Á) là một trong 10 loài vật mà ông muốn giải cứu khỏi nguy cơ tuyệt chủng nhất.

Hiện trên thế giới chỉ có khoảng 8 loại tê tê còn tồn tại và đa số đã bị tuyệt chủng trong quá trình tiến hóa hơn 80 triệu năm qua. Đa số chúng đều sinh sống tại quốc gia Đông Nam Á.

Bộ vảy của tê tê có thành phần chính là keratin, tương tự như móng tay của con người, sừng tê giác hay móng của các loài chim. Cũng chính bộ vảy sừng này chiếm tới 20% trọng lượng cơ thể của chúng.

Gấu ăn kiến

Với chiều dài lên tới 150cm, lưỡi của loài gấu ăn kiến này dài 60cm và đúng với tên gọi, thức ăn chủ yếu của chúng là kiến và mối. Tốc độ phóng lưỡi và rụt lưỡi của chúng lên tới 150 lần/phút và có thể bắt được 30 nghìn con mối mỗi ngày.

Dạ dày của chúng có cấu tạo đặc biệt để có thể tiêu hóa số lượng kiến, mối. Dạ dày sản sinh ra axit fomic thay vì axit hydrochloric thường thấy ở một số loài động vật có vú khác.

Gấu ăn kiến có thị lực kém nhưng khả năng đánh hơi rất nhạy bén, gấp 40 lần loài người. Chúng sử dụng chiếc mũi của mình để tìm thức ăn. Nhiệt độ cơ thể của gấu ăn kiến là 32,7°C, thấp hơn so với các động vật có vú, có nhau thai khác. Nếu sống trong tự nhiên, gấu ăn kiến có thể tồn tại được 15 năm và 25 năm nếu được nuôi nhốt.

Dơi hút mật

Dơi hút mật là loài dơi nổi tiếng với chiếc lưỡi dài gấp đôi cơ thể mình. Chúng dùng chiếc lưỡi dài mỗi khi hút mật và cất gọn vào lồng ngực khi không sử dụng. Loài rơi nàydài khoảng 8,5 cm, gấp 1,5 chiều dài cơ thể. Theo Iflscience, loài dơi đặc biệt này đã phá vỡ kỷ lục của một loài dơi đầu tiên ở Ecuado từ thập niên trước.

 

Biến lông gà bỏ đi thành năng lượng sạch, thân thiện với môi trường

Hàng năm có khoảng 40 triệu lông gà bị đốt bỏ, điều này tạo ra lượng khí thải C02 khổng lồ. Việc dùng lông gà để tạo ra năng lượng sạch đã tạo nên 1 bước tiến mới giúp xử lý rác thải từ ngành chăn nuôi gia cầm.