Đời sống

Bên cạnh gạo, cà phê, Việt Nam còn đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu mặt hàng này, thu về hàng tỷ đô

Bên cạnh gạo, cà phê, Việt Nam còn đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu mặt hàng này, thu về hàng tỷ đô

Hiện tại, tôm của Việt Nam đang là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2 trên thế giới sau Ecuador và được xuất khẩu đến khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, gồm 5 thị trường lớn nhất là  châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.

thuy-san-15456436898231770074164-crop-1548303597868748937993-16899397277441246074671-1559-1690514252.jpg
 

Hàng năm, số lượng tôm của Việt Nam xuất khẩu đi chiếm khoảng 13-14% tổng giá trị xuất khẩu tôm của toàn thế giới. Ngành tôm đóng góp khoảng 40 - 45% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, tương đương 3,5 - 4 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu tôm trong năm 2022 cũng lập kỷ lục khi đạt 4,3 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2021.

xuat-khau-tom-1655176655-1690514255.jpg
 

Trong 6 tháng đầu năm 2023, diện tích thả nuôi tôm nước lợ của cả nước đạt 656.000 ha, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó diện tích tôm sú 605.000 ha, tôm thẻ chân trắng 51.000 ha. Sản lượng tôm nước lợ của cả nước đạt 467.000 tấn, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu tôm 6 tháng đầu năm chỉ đạt 1,546 tỷ USD, giảm 31,9% so với cùng kỳ năm 2022 và bằng 35,9% so với kế hoạch năm 2023 (4,3 tỷ USD). Riêng trong tháng 6 xuất khẩu tôm đạt 328,9 triệu USD, giảm 20,9% so với cùng kỳ năm 2022.

nuoi-tom-trong-be-1690514321.jpg
 

Hiện các vùng nuôi tôm tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, những tỉnh nuôi tôm nhiều nhất phải kể đến như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre và Kiên Giang. Bạc Liêu được xem là “thủ phủ tôm” ở Việt Nam, thế nhưng kim ngạch xuất khẩu tôm của Bạc Liêu năm 2022 chỉ đạt 853 triệu USD, kém xa Cà Mau và Sóc Trăng. Tuy nhiên, Bạc Liêu có lợi thế là địa phương đầu tiên của cả nước ứng dụng công nghệ cao cho hiệu quả tích cực đã khoác cho ngành tôm Bạc Liêu một chiếc áo mới, “đẳng cấp” hơn.

Ngoài tôm, Việt Nam còn là nước đứng đầu về xuất khẩu các loại thực phẩm ra nước ngoài như gạo (đứng thứ 3), hồ tiêu ( Top 1 xuất khẩu), cà phê (đứng thứ 2)…

 

Nguồn gốc sâu xa của từ ‘Alo’, lý do thú vị khiến người Việt Nam luôn ‘Alo’ khi nghe điện thoại

Đa số người Việt Nam khi nghe máy hay gọi một ai đó đều sẽ nói từ “Alo” đầu tiên. Có bao giờ bạn thắc mắc từ này có nguồn gốc từ đâu và mang ý nghĩa gì không?