Đời sống

Phong toả, cách ly có hiệu quả với virus Corona?

Phong toả, cách ly có hiệu quả với virus Corona?

Theo ông Hitoshi Oshitani là cựu cố vấn về giám sát và ứng phó bệnh truyền nhiễm khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ 1999-2005, virus Corona chủng mới gần giống với chủng virus Corona gây ra dịch SARS năm 2002-2003. Nhưng chủng virus mới không có nhiều điểm chung về mặt dịch tễ học với SARS, căn bệnh thế giới đã kiểm soát được sau 8.000 ca nhiễm và 774 ca tử vong trên toàn thế giới.

adcbecd2dc9135cf6c80 (1)
Ông Oishitani - Giáo sư Đại học
Tohoku

“Chủng virus mới có thể khó kiểm soát hơn SARS. Số ca nhiễm đã vượt SARS - chỉ trong vòng một tháng”, ông Oshitani, đang là giáo sư Đại học Tohoku, Nhật Bản, viết trong một bài phân tích đăng trên Channel NewsAsia.

Ông cho biết, Trung Quốc hiện đang nỗ lực sử dụng chiến lược giống với dịch SARS: phong toả, cách ly để hạn chế tối đa các ca lây nhiễm, tuy nhiên chiến lược này dường như có vẻ kém hiệu quả đối với chủng virus mới.

Hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa hiểu tường tận về virus Corona chủng mới, nhưng theo số liệu thống kê thực tế thìsố lượng ca nhiễm và tử vong vì nCoV đã vượt qua dịch SARS chỉ trong vòng 1 tháng.

Không giống như SARS, một số ca nhiễm nCoV chỉ có những triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, như vậy không thể xác định đầy đủ các ca nhiễm.

Ở Singapore, một số người đã tiếp xúc với nhóm du khách Trung Quốc sau đó nhiễm bệnh, mặc dù hai người trong số đó không có biểu hiện viêm phổi khi mới tới cơ sở y tế. Ở Nhật Bản, 5 trong số 565 người được sơ tán từ Vũ Hán xét nghiệm dương tính với virus mặc dù không có triệu chứng gì của nhiễm bệnh.  Và ngay tại Việt Nam, ca nhiễm thứ 13 được công bố mới đây cũng không có biểu hiện nào của bệnh. Hiện tại bệnh nhân vẫn đang được cách ly với tình trạng sức khoẻ tốt.

Phong-toa-cach-ly-lieu-co-hieu-qua-vơi-virus-corona

Theo giáo sư Oshitani, những ca nhiễm không có biểu hiện của bệnh dường như không phải yếu tố mạnh nhất khiến dịch lan rộng, vì các ca đó có tỷ lệ lây nhiễm thấp hơn so với những ca có triệu chứng. Tuy nhiên, nếu một người nhiễm không triệu chứng lây cho người khác, thì việc lần theo dấu vết và theo dõi bệnh tình sẽ càng trở nên khó khăn hơn.

Một số ca bệnh cho thấy virus Corona chủng mới có thể lây trong thời kỳ ủ bệnh, tức thời gian giữa nhiễm và biểu hiện triệu chứng. Nếu đúng là như vậy, thì có lẽ đã qúa muộn để cố gắng ngăn virus. Giáo sư Hitoshi Oshitani cho rằng, dù có cách ly được bệnh nhân ngay khi có triệu chứng.

Đa số các ca nhiễm SARS năm 2002-2003 không lây cho người khác. Trong đợt bùng phát dịch SARS ở Singapore năm 2002, hơn 80% người nhiễm không lây virus cho người khác. Trong khi đó, có những trường hợp “lây bệnh hàng loạt”- một người lây cho nhiều người khác, chính là nguyên nhân khiến dịch SARS lan rộng. Lần này, chưa có trường hợp “lây bệnh hàng loạt” nào được ghi nhận với virus Corona chủng mới. Tuy nhiên, vẫn cần thêm dữ liệu để khẳng định điều này.

 

Vì sao vaccine đặc trị chưa được tìm ra dù virus corona lây lan chóng mặt?

(Techz.vn) - Virus Corona đang lây lan với tốc độ chóng mặt, trở thành mối lo của toàn cầu...Vì sao hiện tại vẫn chưa có vaccine đặc trị Virus Corona?