Đời sống

Danh tính giáo sư Việt Nam là hiện tượng hiếm lạ, tài năng triết học gây tiếng vang trên thế giới

Danh tính giáo sư Việt Nam là hiện tượng hiếm lạ, tài năng triết học gây tiếng vang trên thế giới

Trần Đức Thảo (1917- 1993) quê ở xã Song Tháp, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Từ nhỏ, ông đã dành nhiều thời gian học hành với mong muốn tiếp nối bố góp một phần sức lực vào sự phát triển của đất nước.

Thời trẻ, Trần Đức Thảo theo học Trường Albert Sarraut, đỗ “tú tài Tây” về triết loại loại xuất sắc. Ông vào học Trường đại học Luật tại Hà Nội một thời gian, rồi sang Pháp ôn luyện để thi vào École normale supérieure d'Ulm (Đại học Sư phạm phố Ulm). 

Danh-tinh-giao-su-viet-nam-la-hien-tuong-hiem-la-tai-nang-triet-hoc-gay-tieng-vang-tren-the-gioi

Năm 1939, Trần Đức Thảo đỗ rất cao vào Đại học Sư phạm phố Ulm. Đây là một trong những ngôi trường hàng đầu của Pháp lúc bấy giờ, nơi từng đào tạo nhiều nhà tư tưởng, nhà khoa học lừng danh. Gần đây, một số nhà toán học trẻ Việt Nam xuất sắc như Ngô Bảo Châu, Phan Dương Hiệu cũng đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại đây.

Danh-tinh-giao-su-viet-nam-la-hien-tuong-hiem-la-tai-nang-triet-hoc-gay-tieng-vang-tren-the-gioi-4

Năm 1942, ông tốt nghiệp cao học với bản luận văn Phương pháp hiện tượng học của Husserl. Năm 1943, ông là người Việt Nam hiếm hoi đỗ thạc sĩ triết học hạng nhất tại Đại học Sư phạm phố Ulm, ở tuổi 26. 

Không chỉ thế, một số tờ báo ở Pháp và ở Đông Dương còn xem việc Trần Đức Thảo đỗ thạc sĩ tại trường top đầu Pháp như một hiện tượng hiếm lạ, biểu hiện của một tài năng xuất chúng. 

Năm 1944, thạc sĩ Trần Đức Thảo được cử làm báo cáo viên chính trị tại Đại hội kiều dân Đông Dương. 1945, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ông càng tích cực hoạt động xã hội. Ông viết tài liệu tuyên truyền, tổ chức các cuộc họp báo để ủng hộ Việt Minh và Chính phủ Hồ Chí Minh. 

Tháng 10/1945, ông cùng 50 kiều bào ta bị nhà cầm quyền Pháp bắt giam vì bị cho là vi phạm an ninh nhà nước. 3 tháng sau, ông ra tù và liên tiếp viết bài cho nhiều tờ báo Pháp, bác bỏ những luận điệu vu khống Mặt trận Việt Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương.

Năm 1946, trong thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm nước Pháp, ông bày tỏ với Chủ tịch nguyện vọng sẽ trở về nước tham gia cách mạng ngay sau khi bảo vệ xong luận án tiến sĩ.

Tháng 8/1951, cuốn Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng dày 368 trang, luận án tiến sĩ của Trần Đức Thảo, được Nhà xuất bản Minh Tâm in ở Paris. Năm 1953, ông trở thành một vị giáo sư đại học giữa rừng già chiến khu. Không chỉ thế, ông còn làm việc tại Văn phòng Tổng Bí thư, dịch tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh ra tiếng Pháp.

Danh-tinh-giao-su-viet-nam-la-hien-tuong-hiem-la-tai-nang-triet-hoc-gay-tieng-vang-tren-the-gioi-3

Từ 1958 - 1965, mặc dù trải qua không ít chuyện buồn, Giáo sư Trần Đức Thảo vẫn tập trung nghiên cứu các tác phẩm kinh điển của Marx, Engels và Lenin, rồi trở thành chuyên viên cao cấp của Nhà xuất bản Sự thật - Chính trị quốc gia.

Có thể nói, công trình triết học đầu tiên của Trần Đức Thảo gây tiếng vang lớn trong giới học thuật phương Tây là cuốn Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật bịên chứng.  Theo Bernard và Dorothée Rousset viết trong cuốn Dictionnaire des phylosophes (Từ điển các nhà triết học), cuốn sách ấy của nhà triết học Việt Nam là “một tác phẩm gây sửng sốt” mà tính táo bạo trong cách nhìn và sự sáng tỏ trong cách diễn đạt đã nhanh chóng được coi là kinh điển. Cuốn sách đóng vai trò quan trọng trong việc đào luyện nhiều nhà triết học trẻ.

Trong một đợt đi công tác ngắn hạn tại Pháp, Giáo sư Trần Đức Thảo đã đột ngột qua đời hồi 8 giờ 10 phút ngày 24/4/1993, ở Bệnh viện Broussais, Paris, thọ 76 tuổi.

Danh-tinh-giao-su-viet-nam-la-hien-tuong-hiem-la-tai-nang-triet-hoc-gay-tieng-vang-tren-the-gioi-2

Tháng 2/2000, ông được Nhà nước ta truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về công trình Nghiên cứu nguồn gốc ngôn ngữ và ý thức. Dù gặp nhiều trắc trở nhưng, cuối cùng, giá trị khoa học đích thực của công trình nghiên cứu mà ông là tác giả cũng được xã hội ta thừa nhận.

 

Vị quan duy nhất của lịch sử Việt Nam trải qua 13 đời vua Nguyễn: 21 lần đi thi, 82 tuổi đậu cử nhân

Bên cạnh sự bền chí trong thi cử, ông còn là một trong những vị quan hiếm hoi trải qua 13 đời vua Nguyễn từ Gia Long cho đến Bảo Đại. Ông cũng là một trong những sĩ tử ấn tượng nhất lịch sử khoa bảng Việt Nam khi thi trải qua 21 lần đi thi và năm 82 tuổi mới đậu cử nhân.