Đời sống

Đội trưởng đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, được đặt tên đường ở Hà Nội

Đội trưởng đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, được đặt tên đường ở Hà Nội

Hoàng Sâm (1915-1968), tên thật là Trần Văn Kỳ, ở làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Năm 12 tuổi, đồng chí được chọn sang Thái Lan học tập, được kết nạp vào Đội Thiếu niên Tiền phong. 

Doi-truong-dau-tien-cua-doi-viet-nam-tuyen-truyen-giai-phong-quan-duoc-dat-ten-duong-o-ha-noi

Nhờ có tư chất thông minh, nhanh nhẹn và hoạt bát, đồng chí được khen ngợi là tuổi nhỏ mà chí lớn. Thời kỳ Bác Hồ hoạt động ở Thái Lan với bí danh Thầu Chín, Hoàng Sâm được Bác chọn làm liên lạc. 

Năm 1933, Hoàng Sâm gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau đó, đồng chí sang Trung Quốc, hoạt động dọc biên giới Việt - Trung. 

Vào cuối năm 1940, Hoàng Sâm được cử đi học lớp huấn luyện cán bộ do Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Vũ Anh mở ở Tĩnh Tây (Trung Quốc). Lúc này đồng chí đang là Ủy viên Tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng.

Ngày 22/12/1944, theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương Đảng, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân được thành lập. Đồng chí Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng cùng với đồng chí Xích Thắng tức Dương Mạc Thạch làm chính trị viên. 

Với loạt chiến thắng ở Phai Khắt, Nà Ngần, Đồng Mu…, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân phát triển thành 1 đại đội gồm 3 trung đội, Hoàng Sâm được cử làm đại đội trưởng. 

Thời gian sau đội phát triển thành chi đội (tiểu đoàn), Hoàng Sâm trở thành chi đội trưởng Giải phóng quân. Trong kháng chiến chống Pháp, ông được cử làm Khu trưởng Liên khu 2 (kế nhiệm ông Văn Tiến Dũng), Khu trưởng khu 3 (1946-1950).

Ngày 20/1/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 111/SL phong quân hàm Thiếu tướng cho đồng chí Hoàng Sâm lúc ấy là Khu trưởng Chiến khu 2. Trong lễ phong quân hàm cấp tướng đầu tiên cho một số cán bộ quân đội, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Phải cố gắng, phải quyết giành cho được độc lập, tự do cho thỏa lòng những người đã mất”. Ghi lòng tạc dạ lời nhắc nhở của Bác Hồ, đồng chí Hoàng Sâm dành trọn đời cho sự nghiệp giải phóng đất nước.

Doi-truong-dau-tien-cua-doi-viet-nam-tuyen-truyen-giai-phong-quan-duoc-dat-ten-duong-o-ha-noi-2
Thiếu tướng Hoàng Sâm đọc diễn văn năm 1948

Năm 1953, ông làm Đại đoàn trưởng Đại đoàn 304, chỉ huy Mặt trận Trung Lào, tham gia giải phóng thị xã Thà Khẹt. Sau đó ông tiếp tục được cử làm Đại đoàn trưởng Đại đoàn 320. 

Doi-truong-dau-tien-cua-doi-viet-nam-tuyen-truyen-giai-phong-quan-duoc-dat-ten-duong-o-ha-noi

Thiếu tướng Hoàng Sâm (bên phải) trò chuyện với Chủ tịch Ủy ban Liên Việt)

Năm 1955, Hoàng Sâm tham gia tiếp quản Hải Phòng, được cử làm Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính. Trong kháng chiến chống Mỹ, ông làm Tư lệnh Quân khu 3, Tư lệnh Quân khu Hữu ngạn, Tư lệnh Quân khu Trị - Thiên.

Doi-truong-dau-tien-cua-doi-viet-nam-tuyen-truyen-giai-phong-quan-duoc-dat-ten-duong-o-ha-noi

Thiếu tướng Hoàng Sâm (bên trái) cùng Đại tướng Văn Tiến Dũng hồi trẻ

Suốt 41 năm công tác và chiến đấu trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, dù ở cương vị công tác nào, Hoàng Sâm đều được các đồng chí, đồng đội, nhân dân và cấp trên tin yêu, quý mến. 

Năm 1999, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh. Tên của ông được Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đặt cho một con đường ở quận Cầu Giấy, Thủ đô Hà Nội.

 

Những lời tiên tri đúng 100% của 4 vĩ nhân nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam khiến hậu thế thán phục

Dưới đây là những câu sấm truyền đã trở thành sự thật của 4 bậc vĩ nhân của lịch sử Việt Nam. Trong đó, điển hình là lời tiên tri của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm về Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.