Đời sống

Vị quan duy nhất của lịch sử Việt Nam trải qua 13 đời vua Nguyễn: 21 lần đi thi, 82 tuổi đậu cử nhân

Vị quan duy nhất của lịch sử Việt Nam trải qua 13 đời vua Nguyễn: 21 lần đi thi, 82 tuổi đậu cử nhân

Đoàn Tử Quang (1818-1928) là người thứ hai trong lịch sử khoa bảng Việt Nam đỗ cử nhân khi tuổi đã cao. Ông quê ở làng Phụng Đạt, xã Phụng Công, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (nay thuộc xã Đức Lạc, Đức Thọ, Hà Tĩnh). Mồ côi cha từ nhỏ, Đoàn Tử Quang lớn lên dưới sự dạy bảo của người mẹ. 

Suốt những năm niên thiếu, Đoàn Tử Quang được mẹ chăm sóc kĩ càng và khuyến khích học hành, theo đuổi khoa cử. Để báo đáp công ơn của đấng sinh thành, ông cố gắng rèn luyện bài vở và tích cực tham gia các cuộc thi. 

Vi-quan-duy-nhat-cua-lich-su-viet-nam-trai-qua-13-doi-vua-nguyen-21-lan-di-thi-82-tuoi-dau-cu-nhan-4

 

Vi-quan-duy-nhat-cua-lich-su-viet-nam-trai-qua-13-doi-vua-nguyen-21-lan-di-thi-82-tuoi-dau-cu-nhan-3
Caption

Tuy nhiên, mãi năm 49 tuổi, Đoàn Tử Quang mới đỗ tú tài lần đầu. Sau 17 năm, ông mới đỗ tú tài lần thứ hai. Đến năm 1900, trong làng tổ chức khoa thi nhưng ông định bỏ cuộc vì lo ngại tuổi già sức yếu. 

Đáng nói, vào năm đó làng lại không không có thí sinh nào dự thi nên các vị chức sắc của làng động viên Đoàn Tử Quang đi. Trước đó mấy tháng, vợ cả ông vừa mất, ba con trai của ông cũng không được dự thi theo luật đoạn tang (đang có tang cha, mẹ không được đi thi). 

Mẹ của Đoàn Tử Quang (98 tuổi) lo con cháu mình thông minh, học giỏi, nhưng vẫn chưa đỗ đạt cao, nay vì tang gia phải bỏ kỳ thi Hương thì đáng tiếc. Vậy nên bà đã khuyên Đoàn Tử Quang cố gắng bớt sầu não, thu xếp việc riêng tư để dự thi. Hàng xóm thấy vậy cũng xúm lại khuyên ông nên tham gia kỳ thi. Nhận được sự động viên của mọi người, ông quyết định thay hai con mang lều chõng đi thi.

Vi-quan-duy-nhat-cua-lich-su-viet-nam-trai-qua-13-doi-vua-nguyen-21-lan-di-thi-82-tuoi-dau-cu-nhan-2

Qua 4 kỳ thi, bài của ông chỉ xếp sau Phan Bội Châu, nhưng phạm một sơ suất nhỏ trong quy định ngặt nghèo của trường thi. Cụ thể, khi xét trong quyển, nơi cộng các chỗ tẩy xóa, theo quy định thí sinh phải viết ba chữ “cộng quyển nội” rồi mới được kê ra từng lỗi, thì Đoàn Tử Quang lại không viết. 

Lỗi này là lỗi phạm trường quy, theo luật phải đánh hỏng, song quan chánh chủ khảo cảm phục chí học hành bền bỉ hiếm có xưa nay nên đã làm tờ tấu về triều xin cho ông đỗ cử nhân nhưng chỉ xếp thứ 29 trong 30 người trúng tuyển khoa thi này.

Theo quy định ở triều nhà Nguyễn, các quan viên tới tuổi 65 sẽ về trí sĩ. Song để đền đáp và khuyến khích ý chí và nghị lực phi thường của Đoàn Tử Quang, triều đình đặc cách bổ dụng làm quan. Ông được cử làm Huấn đạo Hương Sơn, rồi huấn đạo Can.

Đến tuổi 85, sau 3 năm gắn bó với chức Huấn đạo (trông nom việc học), ông xin về trí sĩ để phụng dưỡng mẹ già. Năm ông 106 tuổi, triều đình phong Đoàn Tử Quang chức Hàn lâm viện thị độc.

Ngày 7/2/1928, Đoàn Tử Quang qua đời khi đã 110 tuổi, sống qua suốt 13 đời vua Nguyễn từ Gia Long cho đến Bảo Đại, từng chứng kiến biết bao thăng trầm của vận nước. 

 

Trường hợp đặc biệt của lịch sử khoa cử Việt Nam: Đỗ trạng nguyên nhưng từ chối làm quan vì 1 lý do?

Sau khi đỗ đỗ Trại Trạng nguyên năm Bính Dần (1266), ông không ra làm quan mà xin vua cho về quê hương để ở nhà báo hiếu cha mẹ, giúp việc cho làng xóm.