Đời sống

3 cách đi khám bệnh không cần mang thẻ BHYT người dân cần biết để được hưởng đầy đủ quyền lợi

3 cách đi khám bệnh không cần mang thẻ BHYT người dân cần biết để được hưởng đầy đủ quyền lợi

Sử dụng căn cước công dân gắn chíp

Căn cứ theo công văn 931/BYT-BH được Bộ Y tế ban hành có nội dung hướng dẫn triển khai thí điểm khám, chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp.

“Để thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tạo thuận lợi cho người dân khi đi khám bệnh, chữa bệnh (KCB) BHYT, Bộ Y tế đề nghị Thủ trưởng các đơn vị chuẩn bị kế hoạch và nguồn lực để triển khai tiếp đón, tổ chức KCB cho người bệnh có CCCD gắn chíp tích hợp mã thẻ BHYT hoặc qua ứng dụng VNEID, trong đó cần lưu ý một số nội dung sau:

1. Cơ sở KCB thông báo công khai cho người bệnh biết và triển khai tiếp đón người bệnh khi đi KCB BHYT bằng CCCD có gắn chíp hoặc qua ứng dụng VNEID (chỉ áp dụng đối với công dân đã đăng ký thành công tài khoản định danh điện tử do Bộ Công an cung cấp).

2. Đối với người bệnh đã được cấp CCCD có gắn chíp:

- Trường hợp khi kiểm tra CCCD (quét mã QR code) hoặc qua ứng dụng VNEID đã có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT thì cơ sở KCB thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin về BHYT và tiếp đón người bệnh theo quy trình KCB BHYT hiện hành; đồng thời thông tin cho người bệnh biết để đi KCB BHYT kể từ lần sau bằng CCCD gắn chíp hoặc bằng ứng dụng VNEID;

- Trường hợp khi kiểm tra thông tin nhưng không có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT: Giải thích để người bệnh đó biết tình trạng của thẻ BHYT trên CCCD chưa thể thực hiện được; thực hiện tiếp đón người bệnh theo quy trình KCB BHYT hiện hành (xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh).

3. Đối với người bệnh chưa được cấp CCCD có gắn chíp: Thực hiện tiếp đón người bệnh theo quy trình KCB BHYT hiện hành (xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh).

Bộ Y tế đề nghị đồng chí Thủ trưởng các đơn vị khẩn trương nghiên cứu, tổ chức thực hiện theo đúng hướng dẫn tạm thời tại Công văn này. Bộ Y tế sẽ thống nhất với Bộ Công an và Bảo hiểm xã hội Việt Nam sớm có tài liệu hướng dẫn cụ thể về kỹ thuật hoặc hàm API (nếu có), để các đơn vị thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc”.

Hiện nay trên toàn quốc có 12.455 cơ sở y tế triển khai khám chữa bệnh BHYT bằng CCCD gắn chip (đạt 97,27% tổng số cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên toàn quốc) với trên 29,2 triệu lượt tra cứu thành công thông tin thẻ BHYT bằng CCCD gắn chip phục vụ làm thủ tục KCB BHYT trong thời gian thí điểm.

Sử dụng ứng dụng VneID

Công văn 931/BYT-BH của Bộ Y tế cũng cho phép người dân sử dụng ứng dụng VNeID để thay thế cho BHYT bằng giấy. Tuy nhiên người dân phải hoàn thành đăng ký định danh điện tử mức 2 mới được sử dụng. Sau đó, tại cơ sở khám chữa bệnh người dân thực hiện những thao tác sau:

Bước 1: Bấm vào ứng dụng VNeID trên điện thoại di động sau đó đăng nhập tài khoản VNeID.

Bước 2: Chọn mục "Ví giấy tờ" sau đó chọn "Thẻ BHYT"

Bước 3: Xác minh người dùng bằng cách nhập mã

Bước 4: Xuất trình hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VNeID cho nhân viên y tế xác minh và hướng dẫn thủ tục theo đúng quy định.

Sử dụng ứng dụng VssID

"Trên cơ sở ý kiến của Bộ Y tế tại Công văn số 4316/BYT-BH ngày 27/5/2021 về việc sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng Vss-ID để đi khám bệnh, chữa bệnh (KCB) BHYT, BHXH Việt Nam đề nghị BHXH các tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, phối hợp Sở Y tế để chỉ đạo cơ sở KCB triển khai thực hiện, có văn bản gửi cơ sở KCB BHYT thống nhất một số nội dung sau:

- Từ 01/6/2021, người bệnh BHYT đến khám, chữa bệnh được sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng Vss-ID thay thế cho việc sử dụng thẻ BHYT giấy;

- Cơ sở khám, chữa bệnh sử dụng đầu đọc để quét mã QR-Code hoặc ghi trực tiếp số thẻ BHYT trên ứng dụng Vss-ID (trường hợp cơ sở không có đầu đọc).

- Cơ sở KCB có các giải pháp chống lạm dụng trục lợi quỹ KCB BHYT; tiếp nhận các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, kịp thời báo cáo cơ quan BHXH để phối hợp giải quyết.

Giám đốc BHXH các tỉnh chỉ đạo các phòng chuyên môn tiếp nhận, xử lý kịp thời các khó khăn vướng mắc liên quan đến việc sử dụng Vss-ID để đảm bảo quyền lợi của người bệnh BHYT theo ý kiến chỉ đạo của BHXH Việt Nam tại Công văn số 3137/BHXH-CNTT".

 

Cách quản lý biển số xe định danh khi chủ xe là công dân VN, người nước ngoài và của tổ chức

Việc quản lý biển số định danh sẽ giúp tích hợp giấy tờ trên ứng dụng VNeID dễ dàng hơn. Mặt khác, quản lý biển số theo mã số định danh cá nhân sẽ hỗ trợ cho công tác quản lý nhà nước, xử lý vi phạm.