Khám phá mới

Rùng mình trước nơi ô nhiễm, nguy hiểm nhất trái đất khiến con người bị nhiễm phóng xạ

Rùng mình trước nơi ô nhiễm, nguy hiểm nhất trái đất khiến con người bị nhiễm phóng xạ

Một trong những nơi ô nhiễm nghiêm trọng nhất trên hành tinh đó chính là hồ Karachay tọa lạc ở phía nam dãy núi Ural thuộc vùng Chelyabinsk, miền đông Nga. Lý giải cho tên gọi của nó là "nước đen" hoặc "con lạch đen" trong tiếng địa phương chỉ ra mức độ ô nhiễm, nguy hiểm bậc nhất của nơi đây.

Nếu đứng tại hồ Karachay chỉ chưa đầy 1 tiếng, bạn có thể nhiễm phải lượng phóng xạ đủ gây chết người lên tới 600 Rơn-ghen. Nguyên nhân do hồ tọa lạc bên trong khu liên hợp sản xuất Mayak, một trong những cơ sở hạt nhân lớn nhất và rò rỉ nhất của Nga từ trước tới nay.

ri3-1688468048.jpg
 

Khu liên hợp Mayak được xây dựng vào những năm 1940, khi Liên Xô cũ chuyển việc sản xuất vũ khí sang miền đông để tránh tránh sự xâm lược của Đức quốc xã. Vũ khí nguyên tử quan trọng của Nga được sản xuất tại cơ sở này và luôn được giữ bí mật trước sự dòm ngó của người nước ngoài suốt 45 năm.

Vào năm 1992, sau khi Tổng thống Nga Boris Yeltsin ký một sắc lệnh mở cửa khu vực, các nhà khoa học phương Tây mới có thể tiếp cận nơi này và ngay lập tức tuyên bố đây là nơi ô nhiễm nhất hành tinh.

ri9-1688468048.jpg
 

Hồ này chứa một hỗn hợp các nguyên tố phóng xạ gồm các sản phẩm phân hạch tồn tại lâu dài như Strontium-90 và Cesium-137, những nguyên tố có tuổi thọ lên tới xấp xỉ 60 năm. Vùng Chelyabinsk đã ghi nhận sự gia tăng 21% các ca ung thư, tăng 25% trường hợp dị tật bẩm sinh và tăng 41% số người bị bệnh bạch cầu. Không chỉ thế, có tới 65% cư dân địa phương bị đau ốm vì nhiễm phóng xạ vì sông Techa gần đó bị ô nhiễm.

ri1-1688468048.jpg
 

Mặc dù tới những năm 1950, hoạt động đổ chất thải hạt nhân xuống sông, hồ cạnh nhà máy mới chấm dứt nhưng các chất này được bơm vào một bể chứa. Cho tới 7 năm sau, các bể chứa phát nổ phun ra gần 70 tấn chất thải phóng xạ lên cao trên 1,6km khiến mây bụi phóng xạ làm lan tỏa các chất đồng vị của cesium và strontium khắp một diện tích rộng trên 23.309km2 ảnh hưởng trực tiếp tới 270.000 người dân và các nguồn cung cấp thực phẩm của họ.

Vào năm 2016, hồ Karachay đã được lấp đầy bằng đất đá và các khối bê tông chuyên dụng theo báo cáo của tổ chức Kỹ thuật Hạt nhân Quốc tế. Dù hồ Karachay biến mất vĩnh viễn khỏi trái đất nhưng người dân và các nhà nghiên cứu vẫn lo lắng trước những vấn đề liên quan đến nó.

 

Đĩa đơn kỷ niệm 10 năm sự nghiệp nhóm nhạc BTS ‘làm mưa, làm gió’ BXH toàn cầu

Đĩa đơn mới của BTS – ‘Take Two’ đang nhận được rất nhiều sự chú ý từ đông đảo fan hâm mộ trên toàn thế giới.